Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !
TrangThanHuu
--------o0o--------
Kính gửi Niên trưởng Hồng Lĩnh Đồng kính gửi Niên trưởng Đặng văn Âu.
Chúng cháu là hậu duệ của quí bác , quí chú và nhiều cháu cũng đã bốn, năm mươi tuổi, một số đã được may mắn theo hậu-đại- học nhiều năm ở Hoa kỳ và Tây Phương nói chung, một số làm việc trong nhiều lãnh vực công nghiệp, thương mãi.
Chúng cháu luôn luôn hướng về quê hương và đang đóng góp phần mọn của các cháu vào công cuộc tranh đấu của một số quí bác, quí chú cho độc lập, dân chủ, tự do của Việt Nam và nhờ vậy, theo dõi chăm chỉ tình hình ở VN và sinh hoạt của cộng đồng VN ở hải ngoại.
Một nhóm trong chúng cháu ( biographers) cũng đang thực hiện tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp cùng tuyển tập của luật sư Lê Trọng Quát, gồm nhiều bài viết, hội luận, phỏng vấn và đặc biệt tác phẩm biên khảo « Việt Nam đi về đâu ? Huyền thoại và Sự thật » 1060 trang, xuất bản tháng 7 năm 2003 và tái bản bốn tháng sau tại San Jose, California. Buổi ra mắt sách đầu tiên ở Hội trường Techmart Network Center, thành phố Santa Clara, Bắc California ngày 27 tháng 7, 2003 với khoảng 500 người tham dự như chưa từng có – trích báo, hình ảnh đính kèm - và các buổi ra mắt sách tiếp theo tại Westminster, Philadelphia, Virginia,, Paris. Tác phẩm thứ hai, xuất bản năm 2015 cũng tại San Jose là một hồi ký chính trị : « Giữa bão loạn – Một loài tùng bách trong tuyết sương ».
Qua tất cả các tư liệu bằng Việt, Anh, Pháp ngữ và 2 tác phẩm kể trên, chúng cháu không tìm thấy bất cứ một lời tuyên bố hay một đoạn văn nào của luật sư Lê Trọng Quát bảo rằng cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ, quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam chỉ dựa trên Hiệp Định Paris 1973.
Luật sư luôn luôn khẳng định, trước sau như một, với tư cách một tác giả hay chủ tịch Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết Việt Nam hay Thủ Tướng Chính Phủ Pháp Định VNCH rầng : trong nước đồng bào phải đứng lên ttanh đấu, Quân ê Đội Nhân Dân hãy cô lập Bộ Chính Trị đảng Cộng sản, trở vế với Tổ quốc, với đồng bào đặng thực hiện cuộc cách mạng chấm dứt chế độ cộng sản, dân chủ hóa quốc gia như Nga Sô, các nước CS Đông Âu, các chế độ độc tài ở Trung Đông, Bắc Phi.
Ở hải ngoại đồng bào phải góp sức bằng mọi cách vào cuộc tranh đấu của đồng bào trong nước và vận động các quốc gia dân chủ ký kết Hiệp Định Paris 1973 thực thi các cam kết của họ trong HĐ ngày 27 tháng 1 và Định Ước ngày 2 tháng 3 , 1973. HĐ Paris là một vũ khí pháp lý, công pháp quốc tế, quan trọng không thể bỏ qua trong cuộc tranh đấu mà luật sư khẳng định và nhấn mạnh gồm hai mặt giáp công : trong nước đồng bào đứng lên tranh đấu cùng QĐND, ngoài nước đồng bào góp sức với đồng bào trong nước và vận động thực thi HĐ Paris. Và chính vì vậy, LS ủng hộ mọi nổ lực vận đông thực thi HĐ Paris của bất cứ cá nhân, đoàn thể.
Riêng Chính Phủ Pháp Định VNCH, dù lưu vong, phải giử cung cách hoạt động của một chính phủ nên không làm thỉnh nguyện thư, nhưng đã và sẽ tiếp tục kiên trì vận động trực tiếp chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ các nước dân chũ kỳ kết HĐ cùng Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc hổ trợ các nổ lực tranh đấu cho tự do, dân chủ của đồng bào VN và thực thi các lời cam kết long trọng của họ trong HĐ Paris. Phần lớn các tài liệu chúng tôi kể trên đều được phổ biến rộng và công bố trên hai mạng Chính phủ Pháp Định VNCH( www.vietnamconghoaphapdinh.com) và « Viện Nhân Quyền Việt Nam ».
Xin hai vị niên trưởng bỏ chút thì giờ ghé xem hai mạng thông tin nói trên để biết rõ lập trường chính trị của LS Lê trọng Quát, một chính khách mà tư cách thể hiện suốt cuộc đời phụng sự quốc gia, lòng yêu nước, sự sáng suốt và uyên thâm khiến cho chúng cháu rất hãnh diện thực hiện tuyển tập và đúc kết cuộc đời đến nay của vị niên trưởng đáng được tôn kính này.
Trạn trọng kính chào nhị vị niên trưởng
Hoàng Thị và Khối hậu duệ California
Ngày 18 tháng 4, 2020
3 Attachments
Hội trường Ra mắt Sách VN Đi về Đâu
Hoàng Thị cùng Nhóm hậu duệ
************************
Luật Sư Lê Trọng Quát Ra Mắt Sách “việt Nam Đi Về Đâu” 1930-2003
02/08/200300:00:00(Xem: 4972)
Vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bẩy 2-8-2003, tại hội trường Người Việt, Westminster sẽ có buổi ra mắt sách “Việt Nam Đi Về Đâu” của Luật sư Lê Trọng Quát, một nhân vật đã tham gia nhiều biến cố lịch sử tại Việt Nam, nhất là dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hoà, kể cả biến cố sau cùng, khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng Cộng Sản.
Bằng một bộ sách hai tập dày 1070 trang, tác giả đã ghi lại nhiều biến cố mà chính tác giả là nhân chứng, với những nhận xét độc đáo.
Đây là một bộ sách làm sống lại các biến cố lịch sử kéo dài trong thời gian 70 năm, tiết lộ nhiều bí mật lịch sử chưa từng được nói đến và hiệu đính lại nhiều sự kiện lịch sử đã bị bóp méo hay xuyên tạc.
Sau đây là bài của ông Nguyễn Bá Cẩn, nguyên Chủ Tịch Quốc Hội và Thủ Tướng VNCH, phát biểu trong buổi ra mắt sách tại San Jose để giới thiệu tác giả Lê Trọng Quát:
« Ai nấy đều biết từ ngày xâm chiếm miền Nam, Cộng sản đã phổ biến tài liệu sách vở, từ sách giáo khoa cho đến lịch sử của đất nước cũng được bọn chúng soạn viết lại để tự vinh danh hoặc đề cao xã hội chủ nghĩa. Còn ở hải ngoại, thì bọn chúng đã bỏ ra hàng chục triệu mỹ kim để đánh phá cộng đồng người Việt, bôi nhọ chiến sĩ miền Nam, cùng đầu độc dư luận ngoại quốc. Bởi vậy, tôi nghĩ rằng mọi cố gắng và nỗ lực của những người tỵ nạn nhằm mục tiêu đánh dẹp huyền thoại yêu nước yêu dân của bọn CSVN và phơi bày tội ác tầy trời của bọn chúng, những nỗ lực như vậy cần phải được khuyến khíchhổ trợ.
Trong tinh thần đó, tôi hân hạnh giới thiệu với quý vị Ô. Lê Trọng Quát, một chính trị gia yêu nước, một chiến hữu của hai nền cộng hòa miền Nam, tác giả của bộ sách VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU ra mắt hôm nay.
Kính thưa quý vị,
Ông Lê Trọng Quát sinh năm 1930 tại cố đô Huế. Ông đang dạy học tại trường Quốc Học thì bị động viên vào khóa 2 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức hồi năm 1952. Đây là tình trạng chung xảy ra cho những thanh niên Việt Nam sinh vào đầu thập niên 30. Tuy nhiên, trong thời gian thụ huấn một sự kiện xảy ra đã cho thấy tinh thần quốc gia và ý chí quật khởi của thanh niên Lê Trọng Quát. Đầu năm 1953, khi còn đang thụ huấn tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, ông cầm đầu một cuộc phản kháng rầm rộ lôi cuốn nhiều đại đội khóa sinh chống lại thái độ khinh miệt và hà khắc của bộ chỉ huy quân trường lúc ấy còn do các sĩ quan người Pháp đảm nhận. Sau khi Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội đến tận trường cảnh cáo và dọa trừng trị nặng kẻ cầm đầu, ông bị bắt và biệt giam tại khám Chí Hòa hai tháng sau đó bị giáng cấp và đưa ra chiến trường Bắc Việt tại tỉnh Thái Bình.
Được giải ngũ năm 1954 sau một thời gian phục vụ tại mặt trận Bắc Việt, ông Quát hành nghề Luật sư đồng thời tích cực tham gia sinh hoạt chính trị và xã hội. Đương sự là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Công Dân phát hành ở miền Trung, tham gia sinh hoạt Thanh Thương Hội Quốc Tế ở Việt Nam với tư cách Phó Chủ tịch và cùng với Linh mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Đại Học Huế sáng lập hội Bảo Trợ Du Học Sinh Việt Nam.
Năm 1959, ông Quát đắc cử dân biểu Quốc hội VNCH ở một đơn vị của tỉnh Thừa Thiên. Tại tòa nhà lập pháp, ông đảm nhận vai trò Trưởng Khối Liên Minh Xã Hội và lần lượt giữ chức vụ Chủ tịch các Ủy ban Lao động-Xã hội, Nội vụ, Quốc phòng cùng Hội thẩm viên Viện Bảo Hiến. Sau cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963, ông bị Hội đồng Quân nhân Cách mạng "tạm giữ" tại Tổng Nha Công an và tịch thu tài sản. Mãi đến năm 1965, ông mới được trả tự do và được hoàn trả tài sản.
Năm 1967, ông Quát sáng lập Đảng Nhân Xã. Hai năm sau đó, dưới thời đệ nhị Cộng hòa, ông tham gia Chính phủ với tư cách Thứ Trưởng Thông Tin, đặc trách Thông tin Quốc ngoại và Báo chí. Ông từ chức thứ trưởng năm 1970 để dồn mọi nỗ lực sáng lập một chính đảng mới thích hợp hơn với tình thế của đất nước, lấy tên Lực Lượng Nhân Dân Kiến Quốc. Lực lượng này liên kết với một số chính đảng bạn trong Liên Minh Dân Chủ Xã Hội. Trong môi trường đấu tranh này, ông là thành viên Chủ tịch đoàn và được tín nhiệm trong vai trò phát ngôn viên của Liên minh.
Tháng 4 năm 1975, giữa tình thế dầu sôi lửa bỏng của đất nước ông Quát tham gia Nội các Nguyễn Bá Cẩn với cương vị Quốc vụ khanh đặc trách chính trị cho tới ngày miền Nam bị bức tử, hiến pháp VNCH bị xé bỏ bởi thế lực ngoại bang và đất nước bị thành phần thứ ba bàn giao cho Cộng sản.
Ông Quát tỵ nạn chính trị tại Pháp, hoạt động nghề nghiệp trong cả hai khu vực tư và công, cùng dấn thân vào các công việc nghiên cứu và biên khảo về những vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế. Về quá trình hoạt động của tác giả bộ sách VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU, tôi ghi nhận được hai đặc điểm nổi bật của một chính khách và một con người yêu nước.
Về lãnh vực làm chính trị, và dưới nhãn quan của tôi, ông Quát thuộc vào hạng chính khách hiếm hoi của chính trường Việt Nam biết rõ mình muốn làm gì cho đất nước. Tức là muốn đóng góp vào việc cứu nước và dựng nước bằng đường lối nào, với chủ trương gì để thực hiện những mục tiêu nào và thỏa mãn những nhu cầu nào bức thiết nhất của đất nước. Do đó mà trong cuộc đời làm chính trị của ông từ 1956 cho đến 1975, ông đã hai lần hiệp lực hoặc tự mình đứng ra thành lập chính đảng để tranh đấu. Ông không tranh đấu lẻ loi như đa số các chính khách thường được dư luận gọi là "chính khách sa lông". Ông tranh đấu với một thực lực gồm các chiến hữu qui tụ trong một chiến tuyến có màu cờ sắc áo rõ rệt qua tuyên ngôn và cương lĩnh chính thức của một chính đảng.
Do đó Ông không cần phải đón gió chạy chọt đó đây để mong có được một chức vụ trong một nội các sắp thành hình như hầu hết các chính khách cô đơn chỉ có mảnh bằng hoặc vốn liếng nghề nghiệp chuyên môn của mình. Quả thật như vậy. Trong hai lần tham gia nội các dưới thời đệ nhị Cộng hòa, ông được mời lần đầu với chức vụ Thứ trưởng Bộ Thông Tin, và lần thứ nhì, với tư cách Quốc vụ khanh đặc trách vận động chính trị, cả hai lần ông đều được mời vì tư thế lãnh đạo chính đảng của ông.
Điểm nổi bậc thứ nhì nơi ông Quát được tôi ghi nhận nhân dịp tôi mời ông tham gia nội các do cá nhân tôi thành lập trong tình thế tuyệt vọng của đất nước. Cuối tháng 3 năm 1975, giữa lúc quân lực ta triệt thoái trong hỗn loạn và bỏ ngỏ các tỉnh miền Trung cho CSBV tiến chiếm, tôi được Tổng Thống Thiệu mời thành lập nội các đoàn kết chiến đấu với sự tham gia của các đoàn thể chính trị, tôn giáo và lực lượng thợ thuyền trong nước để tranh thủ sự yểm trợ của họ, để họ chấm dứt các phong trào tranh đấu đang gây bất ổn ở hậu phương, nhất là ngay tại Sài Gòn, nhiên hậu tạo được một khí thế đoàn kết quốc gia yểm trợ tiền tuyến, điều mà lúc bấy giờ đương kiêm Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm đã không làm được trong gần cả tháng tê liệt của chính quyền.
Trong số các chính đảng được tôi chọn lọc, có Lực Lượng Nhân Dân Kiến Quốc mà ông Quát là sáng lập viên. Sau khi tôi trình bày mục tiêu cùng đường lối của nội các tương lai, và sau khi trao đổi quan điểm với tôi, ông Quát đã can đảm dấn thân với tôi để giúp nước, mặc dù lúc bấy giờ miền Nam đã mất phân nửa lãnh thổ, từ địa đầu giới tuyến cho đến tận thị xã Cam Ranh, và cộng quân đang tiến đánh tuyến phòng thủ của ta tại Ninh Thuận. Ông Quát và tôi gặp nhau ở giao điểm trách nhiệm, hy sinh và dấn thân nhập cuộc cho đất nước và vì đất nước, dù biết trước là hy vọng rất mong manh, nếu không nói là đã đến hồi tuyệt vọng, và chúng tôi cùng đồng một quan điểm "còn nước còn tát" và một ý chí dứt khoát không được phép bỏ cuộc.
Nhân dịp hội ngộ hôm nay nơi đất khách quê người, tôi xin mượn cơ hội này để công khai cám ơn bạn Lê Trọng Quát đã thông cảm kê vai gánh vác với tôi trách vụ giúp nước trong cảnh dầu sôi lữa bỏng, cách đây 28 năm dư.
Kính thưa quý vị,
Như một loài tùng bá chịu đựng tuyết sương và nắng hạn bốn mùa mà vẫn xanh tươi với cỏ cây non nước, ông Quát xuất hiện chiều hôm nay để cống hiến chúng ta tác phẩm VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU, với một niềm tin vững chắc vào sự sụp đổ của chế độ Cộng sản tại Việt Nam, chấm dứt một chu kỳ thái hóa và cũng là khởi điểm cho một vận hội mới đầy hứa hẹn cho quê hương xứ sở »
NGUYỄN BÁ CẨN
(trích đoạn)
----------o0o-----------