Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Trong Nước

--------o0o--------

Dương Chí Dũng khai ra người đã báo tin khởi tố

Cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng có hai luật sư bào chữa
Hành trình trốn truy nã của Dương Chí Dũng

8h, TAND Hà Nội bắt đầu xét xử Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Cục phó Cảnh sát quản lý hành chính, Bộ Công an) về hành vi tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Hàng hải) trốn ra nước ngoài.

Trong cái rét kéo dài liên tục nhiều ngày qua ở Hà Nội, bị cáo Trọng, người từng một thời là "khắc tinh" của tội phạm hình sự đất Cảng, hầu tòa trong chiếc áo khoác thể thao màu đen. Trước khi HĐXX vào phòng xử, ông Trọng bình thản trò chuyện với người thân.

Cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng, người đã lĩnh án tử hình trong vụ tiêu cực xảy ra tại Vinalines, bị đưa đến tòa với tư cách người làm chứng. Vợ ông Dũng cũng có mặt.

8h10, trước khi bắt đầu phần thẩm vấn căn cước, thẩm phán chủ tọa Trương Việt Toàn đề nghị tháo còng tay cho các bị cáo.

Ảnh phiên tòa xử Dương Tự Trọng

k

Ông Trọng bị xét xử về tội Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài với khung hình phạt truy tố từ 12 đến 20 năm tù.

Cùng hầu toà với ông Trọng có các đồng phạm: bị cáo Vũ Tiến Sơn (48 tuổi, nguyên phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng); Hoàng Văn Thắng (44 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường, Công an Hải Phòng); Nguyễn Trọng Ánh (29 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng); Đồng Xuân Phong (40 tuổi, nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng); Trần Văn Dũng (Dũng "Bắc Kạn", 46 tuổi, giang hồ đất Cảng) và Phạm Minh Tuấn (53 tuổi, giám đốc xí nghiệp Bạch Đằng).

Ông Trọng bị xét xử về tội Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài với khung hình phạt truy tố từ 12 đến 20 năm tù. Theo chủ toạ, tòa triệu tập 6 nhân chứng nhưng chỉ 3 người có mặt. Ngoài một trường hợp vắng mặt có giấy nằm viện, những người không có lý do sẽ bị dẫn giải tới toà.

Hai luật sư bảo vệ cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng là ông Nguyễn Đình Hưng và bà Vũ Thị Kim Ngọc, thuộc Đoàn luật sư Hà Nội. Bị cáo Sơn có luật sư Đặng Viết Hùng bào chữa. Bị cáo Tuấn mời luật sư Nguyễn Thái Hoà và Trần Thiện Thuật. 4 bị cáo còn lại tự bào chữa.

8h30, sau nửa tiếng kiểm tra căn cước, ông Vũ Đăng Hiếu, đại diện VKS đã đọc bản cáo trạng.

Theo truy tố của VKSND Tối cao, chiều 17/5/2012, được mật báo qua điện thoại về việc bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam về tội Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian lãnh đạo Vinalines, ông Dương Chí Dũng vội gọi điện thoại báo cho em trai Dương Tự Trọng.

Để cứu anh, ông Trọng giao thuộc cấp thân tín là Sơn thay mặt đứng ra tổ chức cho ông Dũng bỏ trốn. Trong tối 17/5/2012, Thắng, Ánh, Tuấn, Phong, Dũng "Bắc Kạn" và một số người khác sử dụng ôtô đưa ông Dũng trốn về Quảng Ninh. Tối 23/5/2012, Phong và Dũng "Bắc Kạn" đưa ông Dũng từ TP HCM vào cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch.

Duong-Tu-Trong-3027-1389059536.jpg

Dương Tự Trọng và các đồng phạm tại tòa. Ảnh: Quý Đoàn

Từ đây, ông Dũng đi sang Singapore để làm thủ tục xuất cảnh sang Mỹ. Không được cấp visa, ông Dũng quay về Campuchia sống bằng tiền chu cấp của ông Trọng. Việc bố trí chỗ ở cho ông Dũng trong thời gian bị Interpol quốc tế truy nã được ông Trọng giao cho Dũng "Bắc Kạn" và Phong. Ngày 4/9, ông Dũng bị bắt, di lý từ Campuchia về Việt Nam.

Cáo trạng nhận định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức, xâm hại trực tiếp đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Hành vi của các bị can cản trở, gây khó khăn rất lớn đến quá trình điều tra vụ tiêu cực xảy ra tại Vinalines.

Nghi can Trọng là chủ mưu tổ chức cho ông Dũng đào tẩu trước thời điểm cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố, bắt ông này. Trong quá trình điều tra, ông Trọng chưa thành khẩn khai báo, không thừa nhận hành vi. Trong khi đó, Sơn, Thắng Phong, Dũng "Bắc Kạn", Ánh và Tuấn khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi phù hợp với tài liệu, chứng cứ khác đã thu thập trong vụ án.

VKSND Tối cao cho rằng Dũng "Bắc Kạn" thực hiện tội phạm do bị ông Trọng và Sơn ép buộc; còn Phong phạm tội trong hoàn cảnh đang được ông Trọng bao che trốn truy nã suốt nhiều năm qua.

Một số người khác do thành khẩn khai nhận, động cơ phạm tội vì tình cảm gia đình hay không biết kế hoạch bỏ trốn của ông Dũng... nên không bị xử lý hình sự.

9h, phiên tòa bắt đầu phần thẩm vấn. Các bị cáo Sơn, Ánh, Tuấn, Thắng, Phong, Dũng "Bắc Kạn" thừa nhận nội dung truy tố là đúng. Riêng bị cáo Dương Tự Trọng phủ nhận.

Cựu cảnh sát môi trường Thắng là người đầu tiên bị xét hỏi. Thắng khai 18h ngày 17/5/2012 nhận cuộc điện thoại từ một người lạ, nói liên lạc ngay với sếp Trọng. Thắng làm theo, từ đầu dây bên kia, ông Trọng nói: “Lên phòng làm việc, có việc nhờ”.

Tại phòng của Phó giám đốc Công an Hải Phòng, Thắng được ông Trọng nói ông Dũng sắp bị bắt và muốn nhờ chở ra khỏi Hà Nội. Khi theo chân ông Trọng xuống sân, Thắng thấy có chiếc Porsche màu trắng chờ sẵn.

Theo chỉ đạo, Thắng lái xe đến đón ông Tuấn (cùng ở Hải Phòng) rồi đi về Hà Nội. Dọc đường, Thắng nhận điện thoại của ông Trọng bảo tới khu vực Phố Nối (Hưng Yên) dừng lại.

Thắng sau đó gặp chiếc ôtô chở ông Sơn và Trọng. Ông Sơn giao Thắng một túi nilon dặn đưa tận tay cho ông Dũng. Lúc này, ông Trọng nói chuyện riêng với Tuấn. "Lúc nhận túi, bị cáo không biết bên trong có gì, sau mới biết là điện thoại", Thắng khai.

Theo hướng dẫn của Tuấn, Thắng lái xe về khu vực quận Cầu Giấy, Hà Nội. Vào một ngôi nhà ở gần khu vực sông Tô Lịch, Tuấn đi vào trong. Một tiếng sau, Tuấn và ông Dũng đi ra xe. Tối hôm đó, chiếc Porsche chở theo Dũng phóng về hướng Quảng Ninh.

Theo lời khai của Thắng, sau khi đưa ông Dũng vào một căn nhà, xe quay trở lại Hải Phòng. Sáng 21/5/2012, ông Trọng gọi sang phòng của Thắng và nói muốn đưa Dũng vào miền Nam. Thắng hỏi có ai cùng đi, ông Trọng bảo có Ánh.

Thực hiện lời dặn của ông Trọng, Thắng đi mua hai điện thoại mới, sim rác và đưa Ánh một cái. Điện thoại chính của cả hai để lại ở nhà. Trưa 21/5/2012, hai cảnh sát này lên đường đi Quảng Ninh đón ông Dũng tại chính căn nhà hôm trước.

Theo lời khai của Thắng, dọc đường đi vào TP HCM, ông Dũng thi thoảng nghe điện thoại, còn lại nằm nghỉ không nói chuyện. Đến nơi, Thắng được Phong hướng dẫn lái xe về huyện Củ Chi. Chủ tọa hỏi: "Hành trình từ Quảng Ninh - TP HCM mất 3 ngày, trên đường có ai gọi cho bị cáo không?". Thắng đáp: "Anh Sơn gọi một hai lần".

Tới một cánh đồng hoang ở Củ Chi, ông Dũng và Dũng “Bắc Kạn”, Phong chuyển sang chiếc xe khác. Thắng và Ánh lái chiếc Prado quay trở về Hải Phòng.

Thắng cho rằng anh ta làm những việc trên theo "nhờ vả" của ông Trọng và không biết gì về kế hoạch bỏ trốn của ông Dũng.

9h30, tòa thẩm vấn bị cáo Tuấn, bạn thân của bị cáo Trọng. Theo lời khai, Tuấn được cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng nhờ: “Bạn và Thắng đến nhà Nhung để đón anh Dũng”. Trước đó, Tuấn biết Nhung là bạn gái của ông Trọng và có biết nhà.

Khi đưa ông Dũng vào một ngôi nhà ở Quảng Ninh, Tuấn xách đồ cho ông này vào, nói đây là nhà của bố mẹ cô Nhung rồi quay về. "Bị cáo bây giờ đang hoang mang không biết như vậy có là phạm tội hay chưa?", bị cáo Tuấn trình bày.

10h10, bị cáo Phong khai Sơn gọi điện cho anh ta "nhờ hỏi xem có đưa được người ra nước ngoài không".

Nghi can nguyên là cán bộ hải quan đang trốn truy nã nhiều năm này ngay sau đó đã cùng với Dũng “Bắc Kạn” đến nhà phó phòng cảnh sát hình sự Sơn tại Hải Phòng để trao đổi kế hoạch đưa ông Dũng bỏ trốn. Cả nhóm làm theo đề xuất của Dũng "Bắc Kạn" đưa ông Dũng sang Campuchia rồi sang nước thứ ba.

Sau đó, khi Phong vào TP HCM và được Sơn đưa số điện thoại của Thắng để hai bên hẹn gặp nhau tại Củ Chi. Theo kế hoạch, nhóm này đã đưa ông Dũng tới Tây Ninh để sang Campuchia.

Chủ tọa hỏi: "Theo bị cáo, vì sao phải đưa ông Dũng bỏ trốn?". Phong đáp: "Bị cáo không rõ, chỉ biết không được đưa anh Dũng đi công khai mà chỉ đi đường tiểu ngạch để sang Campuchia".

Phong sau đó cùng ông Dũng bay sang Singapore. Khi trở về Việt Nam, Phong nhận được điện thoại của ông Dũng báo đã bị từ chối cấp visa vào Mỹ. "Một hai hôm sau, bị cáo mới sang Campuchia gặp anh Dũng và đưa về Campuchia", Phong khai.

Khi ông Trọng lo lắng cho cuộc sống của ông Dũng đã yêu cầu Phong sang Campuchia lần thứ hai để thu xếp chỗ ở cho an toàn hơn. "Bị cáo có đưa gì cho Dương Chí Dũng?", tòa hỏi. Phong đáp: "Bị cáo giao 4.000 USD".

son1-5833-1389067976.jpg

Bị cáo Sơn khai trước tòa. Ảnh: Quý Đoàn

10h35, sau khi nghỉ giải lao 5 phút, phiên tòa tiếp tục làm việc. Chủ tọa hỏi Phong: "Theo nhận thức của bị cáo mọi việc là do ai chỉ đạo?". Phong trả lời: "Bị cáo chỉ đoán là anh Trọng, chứ không biết cụ thể vì mọi việc đều do anh Sơn liên lạc, chỉ đạo trực tiếp là chủ yếu".

Dũng "Bắc Kạn" khai có nhận điện thoại của ông Trọng. Sau khi nói nội dung nhờ vả, ông Trọng hỏi: "Mày có dám vì anh không". Trong "cuộc họp chiến lược" tại nhà Sơn, cả nhóm thống nhất dùng biệt danh để không bị lộ tung tích. Theo đó, gọi Dũng "Bắc Kạn" là "Kạn", Phong là Gió và ông Dũng là Đồng.

Khi vào một casino ở Campuchia, Dũng "Bắc Kạn" chi 5.000 USD để được một người ở đây đóng dấu vào hộ chiếu phục vụ cho hành trình tới Phnom Pênh. Khi ông Dũng đến Singapore để sang Mỹ, bị cáo về TP HCM.

Ngày 29/12/2012, Dũng "Bắc Kạn" được phó phòng hình sự Sơn liên lạc, nhờ tìm giúp người lo lót cho ông Dũng vì đã không bay được sang Mỹ. Sau cuộc gọi điện nhờ vả của ông Trọng, Dũng "Bắc Kạn" quay lại Campuchia đưa tiền và thu xếp chỗ ở cho ông Dũng.

10h50, bị cáo Sơn khai ngày 17/5/2012 được ông Trọng gọi sang phòng làm việc, thông báo "tình hình anh Dũng đang xấu". Không bàn tiếp việc của ông Dũng, Sơn được sếp Trọng nhờ cùng đi về Hà Nội dự sinh nhật một người bạn.

Đến Phố Nối (Hưng Yên), Sơn được ông Trọng giao túi nilon bên trong có điện thoại, bảo đưa cho Thắng. Sau đó, Sơn cùng ông Trọng và Ánh đi sinh nhật. Sáng 19/5/2012, tại nhà bố mẹ Sơn, mọi người bàn chuyện của ông Dũng. Ông Trọng nói nên đưa ông Dũng "tạm lánh một thời gian".

Theo lời khai của bị cáo Sơn, hôm đó, mọi người không phân công gì nhưng ai cũng hiểu phải đưa ông Dũng ra nước ngoài. Mọi việc Sơn làm cho anh em ông Trọng đều xuất phát từ quan hệ tình cảm, đồng nghiệp. "Trong kế hoạch này, anh Trọng giao cho mỗi người một việc", Sơn khai.

11h5, bị cáo Trọng trả lời thẩm vấn. Chủ tọa hỏi: "Ai báo tin cho bị cáo về việc anh Dũng sẽ bị khởi tố?". Cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng trả lời: "Như trong lời khai, tôi không biết".

Chủ tọa tiếp tục truy vấn: "Bị cáo có nghe rõ lời khai của Sơn vừa xong". Dù đáp "có" nhưng ông Trọng bảo "không phủ nhận cũng không công nhận lời khai của Sơn". Bị cáo Trọng cũng bác toàn bộ lời khai của bị cáo Tuấn về nội dung trao đổi giữa hai người.

Ông Trọng bảo giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa. Phần thẩm vấn bị cáo này được tòa dừng lại sau 3 phút tiến hành.

trong1-9061-1389068427.jpg

Dương Tự Trọng bị thẩm vấn trong vòng 3 phút. Ảnh: Quý Đoàn

11h20, nhân chứng Dương Chí Dũng khai trưa 17/5/2012 gọi điện cho một cán bộ thuộc Bộ Công an hỏi ông này đã về đến Hà Nội chưa. Chiều cùng ngày, ông Dũng đến gần nhà vị này và sau đó được hẹn tối đến. Khoảng 18h hôm đó, ông Dũng nhận được điện thoại của cán bộ trên nói quyết định khởi tố, bắt tạm giam đã được phê chuẩn. "Chú nên tránh đi một thời gian", ông Dũng khai lại lời khuyên được nhận.

TAND Hà Nội sau đó dừng việc thẩm vấn, thông báo nghỉ trưa.

Trước đó, khi bị xét xử trong vụ tiêu cực xảy ra tại Vinalines, ông Dũng đề cập thoáng qua đến cuộc điện thoại mật, báo tin bị khởi tố nên đã trốn đi. Tuy nhiên, khi chủ tọa hỏi lại, ông trả lời không tiện nói hết tại đây song sẽ trình bày trong phiên tòa khác.

13h30, phiên xử sẽ tiếp tục.

BT Chuyển

----------o0o-----------