Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Trong Nước

--------o0o--------

Ông Bá Thanh có 'phạm luật' khi tới tòa?


Cập nhật: 14:12 GMT - chủ nhật, 15 tháng 12, 2013


Việc lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam tới 'dự phiên tòa' đang trong quá trình xét xử ông Dương Chí Dũng và các đồng phạm tại vụ án 'tham ô tài sản' và 'cố ý làm trái gây hiệu quả nghiêm trọng' ở Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines, hôm 14/12 là 'không vi phạm luật' và là 'điều bình thường' ở trong nước, theo một nhà quan sát từ Hà Nội.


Bình luận về động cơ ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương xuất hiện tại phiên tòa, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ hôm Chủ Nhật nói với BBC:
"Theo tôi ông Bá Thanh đến để biểu hiện sự quan tâm của Ban Nội chính Trung ương và cũng có thể của ban lãnh đạo Đảng đến phiên tòa này,
"Và nó chứng tỏ rằng phiên tòa này được sự chú ý cao độ của công luận và lãnh đạo Đảng, mà trong đó có Ban Nội chính Trung ương."
'Ảnh hưởng tới tòa?'
"Ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, cho nên Ban Nội chính trung ương có thể đến, xuất hiện ở các phiên tòa đó để xem xét có ý kiến"


TS Lê Đăng Doanh

BaThanh
Trả lời câu hỏi liệu sự hiện diện của ông Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, có gây ảnh hưởng gì tới tính khách quan và độc lập của tư pháp cũng như vụ xử ông Dương Chí Dũng cùng các bị cáo khác trong vụ án hay không, Tiến sỹ Doanh nói:


"Ở Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương có thể hiện diện ở các phiên tòa như vậy là việc bình thường, ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, cho nên Ban Nội chính trung ương có thể đến, xuất hiện ở các phiên tòa đó để xem xét có ý kiến...
"Như báo chí đưa tin, ông ấy đến xem xét rồi ông ấy lại lẳng lặng ra đi, chứ không phát biểu ý kiến gì cả, cái đó có thể đối với quốc tế là một điều không bình thường, nhưng đối với Việt Nam, việc ấy, cũng tương tự như nhiều sự việc khác, các lãnh đạo Đảng có thể đến được."


Trong khi cho rằng vụ án là một trong các nội dung được ban lãnh đạo Đảng Cộng sản đặt trọng tâm chỉ đạo xử lý, với định hướng để ngành tư pháp sẽ 'không xử án treo' với các vụ án liên quan tham nhũng, chức vụ, Tiến sỹ Doanh nhấn mạnh thêm:
"Đến nay không có quy định gì về việc sự lãnh đạo của Đảng sẽ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật như thế nào."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/12/131215_ledangdoanh_vinalines.shtml


+++++++++++++++++++++++++++++++
Nguyễn Bá Thanh đến phiên tòa Vinalines
Cập nhật: 17:09 GMT - thứ bảy, 14 tháng 12, 2013

Ông Dương Chí Dũng nói lời cuối tại phiên sơ thẩm hôm 14/12/2013

Ông Nguyễn Bá Thanh, phó Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, đã 'bất ngờ xuất hiện' ở phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm vào sáng thứ Bảy ngày 14/12, một loạt báo chí trong nước cho biết.
Theo đó, các phóng viên theo dõi phiên tòa đã 'bất ngờ' trước sự có mặt khá yên ắng không hề thông báo trước của ông Thanh tại phiên tòa đang thu hút sự quan tâm của dư luận này.

BaThanh


Ông Thanh là một trong những nhân vật chủ chốt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Theo tường thuật của Người Lao Động, thì ông Thanh 'đi một mình vào theo dõi xử án ở một phòng riêng chứ không trực tiếp vào phòng xử'.


Hiện chưa rõ sự quan tâm sát sao đến vụ án này của ông Thanh có tác động gì đến phán quyết của Tòa được dự kiến sẽ đưa ra vào chiều thứ Hai ngày 16/12 hay không.
Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân đã đề nghị mức án tử hình đối với Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines.


"Về tham ô tài sản, thực sự, bị cáo không biết khoản tiền 1,666 triệu USD và không chỉ đạo ai, cũng không nhận một đồng nào anh Sơn đưa cho. Mong HĐXX hết sức cân nhắc kỹ lưỡng"
Ông Dương Chí Dũng


Hệ thống tư pháp ở Việt Nam, mặc dù được chính quyền cho là xét xử độc lập, nhưng trên thực tế đều bị Đảng Cộng sản chi phối chặt chẽ. Phán quyết trong nhiều vụ án quan trọng đều được cho là đã Đảng phê chuẩn từ trước.

++++++++++++++++++++++++++++++


Lời cuối cùng


Trong lời cuối cùng trước Tòa được truyền thông Việt Nam đăng tải, ông Dũng cho rằng ông không hề phạm tội tham nhũng, tuy 'có phần trách nhiệm chính' do 'thiếu đôn đốc, theo dõi' cấp dưới thừa hành sát sao trong thương vụ mua ụ nổi 83M.
Ông Dũng nói: "Về tham ô tài sản, thực sự, bị cáo không biết khoản tiền 1,666 triệu USD và không chỉ đạo ai, cũng không nhận một đồng nào anh Sơn đưa cho. Mong Hội đồng xét xử (HĐXX) hết sức cân nhắc kỹ lưỡng."
"Năm 2007 với cương vị là Chủ tịch HĐQT của Vinalines để xảy ra việc này, bị cáo rất hối hận.


"Bị cáo thật lòng xin lỗi Đảng, Nhà nước, Quốc hội, toàn thể nhân dân và cán bộ nhân dân ngành hàng hải vì để xảy ra sai phạm này. Dù gì đây cũng là khuyết điểm. Mong HĐXX và nhân dân hiểu rằng tấm lòng của bị cáo không vì gì cả...," nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải trình bày trước tòa.

Ông Nguyễn Bá Thanh quan tâm sát sao vụ án Dương Chí Dũng

Ngày thứ ba của phiên sơ thẩm cũng chứng kiến một số tình tiết được cho là 'không dự kiến', với việc ông Dũng nói đã 'bỏ trốn' khi nhận được thông báo ngầm từ một nhân vật mà ông không tiết lộ danh tính.
Ông Dũng khai trước tòa rằng vào khoảng 18h ngày 17/5/2012, "có một người quen" đã báo với ông việc ông "đã bị khởi tố, sẽ bị bắt và cần đi tránh xa", tuy nhiên, việc này ông Dũng nói đã khai tại cơ quan điều tra và "xin phép không khai tại Tòa," theo truyền thông Việt Nam.


Ông Dũng khẳng định không nhận hối lộ, lại quả và đòi đối chất với nhân chứng trong vụ án.
"Căn cứ nào nói việc ăn chia này có liên quan đến Vinalines và ai là người của Vinalines thảo luận việc này", ông Dũng được trích thuật nói.


'Tố cáo ép cung'


Tiếp đó, cựu lãnh đạo của Vinalines "muốn đối chất với tổng giám đốc của AP", một nhân chứng trong vụ án, về lời khai "có thảo luận với tôi về số tiền 1,666 triệu USD", theo phản ánh của tờ VnExpress.net.


Một số bị cáo đã 'tố cáo' cơ quan điều tra sử dụng 'nhục hình' và 'ép cung' đối với họ
Đồng thời, cũng tại phiên này, một số bị cáo đưa ra lời cáo buộc cho rằng họ đã bị 'ép cung' và chịu 'nhục hình' trong quá trình bị cơ quan điều tra thẩm vấn, xét hỏi.
Hai bị cáo trong cùng vụ án, các ông Huỳnh Hữu Đức và Lê Ngọc Triển trình bày trước Tòa rằng cả hai ông đã bị cơ quan điều tra 'ép cung'.
Hôm thứ Bảy, tờ Petrotimes phản ánh lời khai của ông Triển nói:


“Bị cáo phải làm việc trong trạng thái ốm đau và bị điều tra viên lừa viết sẵn lời khai rồi ép ký vào lời khai viết sẵn."
Một bị cáo khác, ông Lê Văn Lừng đưa ra cáo buộc trước Tòa rằng ông đã bị "một cán bộ điều tra tên Đặng bắt tôi phải nhận đó (ụ nổi) là tàu biển" và cho biết ba ngày sau sự việc này, ông bị đưa lên trại tạm giam lấy lời khai.
"Tại đây có 5 người lấy lời khai đã đánh tôi và ép tôi phải nhận đó (ụ nổi) là tàu biển. Do bị đánh đau quá nên tôi phải nhận là tàu biển"
Lời khai của ông Lê Văn Lừng


"Tại đây có 5 người lấy lời khai đã đánh tôi và ép tôi phải nhận đó là tàu biển. Do bị đánh đau quá nên tôi phải nhận là tàu biển," ông Lừng được tờ Petrotimes trích thuật lời khai trước tòa nói tiếp.
"Ngày 30/10/2013, một điều tra viên nói với tôi rằng, cứ viết lại bản khai tường trình và ký vào bản lấy cung đã viết sẵn. Nếu ký thì cho tại ngoại."
Cũng trong ngày thứ Bảy, báo Việt Nam cho hay sau khi nghe ba cán bộ hải quan kể trên “tố” bị ép cung, bị cáo Mai Văn Phúc, một trong số các bị cáo bị đề nghị mức án nặng trong vụ án cũng khẳng định:
"Tôi cùng là người bị giam giữ. Tôi xác nhận lời khai bị ép cung là đúng."


Phiên sơ thẩm còn tiếp tục với phần tuyên án được dự kiến vào 16 giờ chiều ngày thứ Hai tới đây, theo tuyên bố của Tòa.

BT chuyển

----------o0o-----------