Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Trong Nước

--------o0o--------

Khẩn trương minh oan cho ông Chấn

Cập nhật: 10:41 GMT - thứ ba, 5 tháng 11, 2013


alt
Ông Chấn đoàn tụ với gia đình trong ngày đầu ra tù.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu 'khẩn trương minh oan, đền bù' cho ông Nguyễn Thanh Chấn, ở tù 10 năm trước khi sắp được xử lại.


Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam gửi văn bản, nói ông Sang yêu cầu Bộ trưởng Công an, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao “khẩn trương minh oan, đền bù, khôi phục quyền lợi hợp pháp cho người bị oan”.
Chủ tịch nước Việt Nam cũng thúc giục "xử lý nghiêm minh người phạm tội và những sai phạm của tập thể, cá nhân thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng đã điều tra, truy tố, xét xử oan đối với ông Chấn và báo cáo Chủ tịch nước kết quả giải quyết", theo báo Thanh Niên.
Trước đó, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao Việt Nam nói cần “rút kinh nghiệm” qua vụ người tù Nguyễn Thanh Chấn.


Ông Chấn, sinh năm 1961, bị bắt năm 2003 và sau đó bị tòa án tỉnh Bắc Giang tuyên tội giết người, án chung thân.
Nhưng ngày 25/10 năm nay, một người tên Lý Nguyễn Chung ra đầu thú, khai nhận hành vi giết nạn nhân Nguyễn Thị Hoan.


Ông Chấn được tạm đình chỉ thi hành án và tạm thả ngày 4/11, và sẽ được đưa ra xử lại vào ngày 6/11.
Phát biểu với báo trong nước, ông Nguyễn Thế Hùng, người phát ngôn Viện KSND Tối cao, nói “xét về góc độ chủ quan, không ai muốn làm oan cho anh Chấn. Đây là sai sót về mặt khách quan.”
“Chúng ta phải lấy đó là một điều để rút kinh nghiệm, làm sao lỗi này không xảy ra nữa,” ông Hùng nhấn mạnh.

'Sơ đẳng'

Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường được dẫn lời nói đã xảy ra lỗi 'sơ đẳng' trong quá trình điều tra và xử án.
“Phải nói rằng không có nền tư pháp nào chính xác 100% nhưng để lọt những cái sơ đẳng này, tôi cho là do việc tranh tụng ở tòa chưa được thấu đáo,” ông Cường nói với báo chí.
Theo Viện KSND Tối cao, ngày 15/8/2003 đã xảy ra vụ giết bà Nguyễn Thị Hoan, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang.


Hai tuần sau, ông Nguyễn Thanh Chấn bị công an triệu tập và chính thức bị khởi tố, tạm giam ngày 29/9.
Trong phiên tòa ngày 26/3/2004, ông bị tòa tỉnh Bắc Giang tuyên phạm tội giết người.
Lẽ ra bị án tử hình, nhưng ông Chấn nhận án chung thân vì có bố là liệt sĩ.


Bà Nguyễn Thị Yến, Vụ trưởng Vụ 3 của Viện KSND Tối cao, giải thích vào năm 2006, ông Chấn gửi “một số đơn kêu oan”.
“Tuy nhiên những đơn này không gửi đến Viện KSND Tối cao hay TAND Tối cao.”


alt
Ông Nguyễn Thanh Chấn đoàn tụ gia đình ngày 4/11


“Mãi sau này, đơn của ông Chấn mới được chuyển đến Viện. Cùng thời điểm, ngày 5/7/2013, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) có đơn kêu oan gửi đến Cơ quan điều tra Viện KNSD Tối cao. Viện ngay sau đó đã tổ chức xác minh.”
Lá đơn của vợ ông Chấn nói thủ phạm là Lý Nguyễn Chung, trú cùng thôn với ông Chấn.


Nghi phạm này được nói là đã chạy vào sống ở tỉnh Đắk Lắk sau khi gây án.
Các điều tra viên “kiên trì vận động, thuyết phục người thân trong gia đình vận động Chung đầu thú”, theo báo Người Lao Động.
Theo cáo trạng, Lý Nguyễn Chung đã giết người để cướp tài sản khi chỉ mới 14 năm 8 tháng tuổi – yếu tố sẽ giúp bị can hưởng hình phạt thấp.


Dường như đây là nguyên do khiến Chung ra đầu thú ngày 25/10.
Bố của Chung, ông Lý Văn Chúc, cũng bị bắt về hành vi đe dọa giết người.


Viện KSND Tối cao Việt Nam đã khởi tố vụ án hình sự “Giết người” và “Cướp tài sản” và khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Lý Nguyễn Chung, sinh năm 1988.
Phiên tái thẩm sẽ diễn ra ngày 6/11.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131105_nguyen_thanh_chan_vu_an.shtml

'Ép cung' trong vụ Nguyễn Thanh Chấn?

Một luật sư từ Hà Nội nói vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù oan là "một vụ án điển hình xuất phát từ ép cung".
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 5/1, một ngày trước phiên tái thẩm xét lại vụ giết người 8/2003 và bản án chung thân cho bị cáo Nguyễn Thanh Chấn, luật sư Trần Vũ Hải nói việc ép cung "không phải là không phổ biến" và "phải nói là có việc tra tấn" trong quá trình điều tra.


Ông Hải nói: "Việc Việt Nam cuối năm nay quyết định tham gia Công ước Chống Tra tấn là việc rất đáng hoan nghênh."


"Hy vọng việc tham gia này sẽ làm giảm bớt việc ép cung, tra tấn những người bị tình nghi dẫn tới việc họ tự khai những điều không đúng về mình cũng như về người khác, làm hỏng sự thật, từ đó dẫn tới truy tố xét xử oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm."
Trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, luật sư Hải nói nếu phiên tòa tái thẩm xác định bản án trước đây là sai, Tòa Phúc thẩm Tòa án Tối cao sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất cho người bị tù oan.


Tuy nhiên, ông nói việc truy tố trách nhiệm hình sự đối với những người đã điều tra, xét xử oan sai tuy luật có quy định nhưng là "điều khó xảy ra ở Việt Nam".

Án tù oan trái và 'tòa vô cảm'

Khánh Sơn
Gửi cho BBC từ Hà Nội


alt
Ông Chấn đoàn tụ với gia đình trong ngày đầu ra tù.


Vụ việc ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, ngụ thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) được “tạm thời” giải oan, đã thu hút sự quan tâm của dư luận khá lớn trong mấy ngày qua. Ai cũng mừng cho ông, rất nhiều giọt nước mắt đã rơi trong ngày ông được cởi bỏ chiếc áo tù và đoàn tụ cùng gia đình sau mười năm dài đằng đẵng.


Người ta vừa giận, vừa thương Lý Nguyễn Chung, một người thanh niên cùng thôn, sinh năm 1988, người được cho là đã đầu thú nhận tội của mình sau mười năm trốn tránh.
Với tuổi đời khi phạm tội còn rất trẻ (năm 2003 Chung chỉ mới 15 tuổi), thì có thể hiểu được tại sao Chung lại chọn cách ứng xử như thế với luật pháp trong 10 năm qua.
Tuy nhiên, điều gì đến thì cuối cùng đã phải đến, Chung đã sa lưới pháp luật và chắc chắn sẽ phải đối diện với sự trừng phạt thích đáng dành cho mình.


Sự “nghiêm minh của pháp luật”?


Khá nhiều ý kiến đã đặt câu hỏi về sự nghiêm minh của pháp luật? Người ta bàn luận và lên án về sự lỏng lẻo, dễ dãi của nó. Nhưng liệu như thế có thỏa đáng không khi một vụ trọng án như vụ giết người này, dù muốn dù không thì cơ quan điều tra công an tỉnh Bắc Giang cũng đã “có được hung thủ”?


"Mười năm trước, khi những người “có trách nhiệm” thở phào nhẹ nhõm bởi hồ sơ vụ án cuối cùng cũng đã được khép, thì mười năm sau, không biết họ đã nghĩ gì trong đêm nhà ông Chấn sáng rực đèn hạnh phúc hội ngộ?"
Họ đã hoàn thành nhiệm vụ, nhanh chóng khép hồ sơ với đầy đủ “tang chứng, vật chứng, không thể chối cãi” để định tội ông Chấn. Mức án chung thân đã được tuyên cho ông qua hai lần xét xử, há chẳng phải là “nghiêm minh” hay sao?
Liệu rồi từ nay, một số cơ quan công quyền trên địa bàn Bắc Giang như công an, tòa án, những cơ quan đang nhân danh pháp luật, nhân danh đạo đức, lương tri, nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phải làm sao để được người dân tiếp tục tin tưởng đón nhận và tin yêu vào cái sự “nghiêm minh” của mình, sau những gì họ đã được chứng kiến?!


Dẫu sao, cũng đã có một niềm động viên an ủi, khi vụ án oan sai động trời này đã được các cơ quan truyền thông mạnh dạn đưa tin rộng rãi, thậm chí là cả trên kênh thời sự của Đài truyền hình Việt Nam. Chủ tịch nước đã có chỉ đạo xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm, liệu rồi đây dư luận, người dân có nhìn được tín hiệu khả quan nào sau những động thái này hay không?
Họ có đón nhận được đúng điều mà họ đang mong chờ hay không?


Tự vấn


Tôi cứ tự hỏi, không biết những điều tra viên năm xưa, những người trực tiếp thụ lý vụ án, sẽ nghĩ gì khi chứng kiến những giọt nước mắt đoàn tụ của gia đình ông Chấn?
Họ có cảm thấy xấu hổ, hay day dứt lương tâm mình? Khi mười năm qua, người nông dân này đã bị gán cho một khung tội tày đình, xấu xa đến như vậy?
Nghiệp vụ của họ để đâu? Khi sau mười năm, thủ phạm được phát giác cuối cùng, lại đến từ chính …gia đình thủ phạm, chứ không phải là nhờ họ?


Mười năm trước, khi những người “có trách nhiệm” thở phào nhẹ nhõm bởi hồ sơ vụ án cuối cùng cũng đã được khép, thì mười năm sau, không biết họ đã nghĩ gì trong đêm nhà ông Chấn sáng rực đèn hạnh phúc hội ngộ?
Phải chăng với họ, sự vô cảm bởi căn bệnh nghề nghiệp đã đến mức độ, chỉ việc khép được hồ sơ sau mỗi vụ, là coi như xong?!
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Theo BBC

----------o0o-----------