Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa



MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với Ủy Ban Phục Hoạt Hiệp Định Paris 1973.

Tin Hải Ngoại

----------o0o-----------

Trung Quốc tự nhận “dầu ở Biển Đông là tài sản quốc gia”

 Dù lượng dầu hỏa và khí đốt tại Biển Đông chưa được xác định, nhưng chính quyền Trung Quốc lại xem toàn thể tài nguyên thiên nhiên trong khu vực này là của họ. Đây là một phần của âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.

 

 

HL

 

Với tựa đề “Trung Quốc quyết định xem nguồn dầu ở Biển Đông là của họ” báo mạng OilPrice.com nhận định: “Vào lúc công luận phương Tây tập trung sự chú ý vào bắc Á với vụ thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên và cuộc tranh chấp Nhật-Trung tại Senkaku/Điếu Ngư thì xa hơn về phương nam, vùng biển Đông Nam Á cũng đang dậy sóng ngầm. Mặc dù có bản Tuyên bố ứng xử tại biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn khẳng định chủ quyền qua cái gọi là bản đồ cổ” với đường ranh 9 đoạn.

 

Chính sách biển của Trung Quốc không phải chỉ để làm bá chủ đường giao thông trên mặt biển và chiếm đoạt nguồn hải sản trong lòng biển mà còn nhằm tóm thâu toàn bộ tài nguyên dầu khí dưới đáy biển.

 

Vấn đề là trong những ngày gần đây, một cơ quan phương Tây có thẩm quyền về nhiên liệu dự báo biển Đông có rất ít dầu lửa. Bản báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Energy Information Agency (EIA) của chính phủ Mỹ công bố ngày 07/02/2013 nhận định: “Biển Đông là con đường huyết mạch của thương nghiệp thế giới và cũng là nơi có tiềm năng dầu khí, tạo ra những tranh chấp chủ quyền trên biển lẫn tài nguyên”. Tuy nhiên, sau khi nhận định như trên, EIA lại thông báo thẩm định trữ lượng dầu tại Biển Đông chỉ độ 11 tỷ thùng và về khí đốt thì chỉ độ 190 tỷ mét khối.

 

Thẩm định trữ lượng dầu khí tại Biển Đông do cơ quan EIA của Mỹ đưa ra rất thấp so với hai kết quả khảo sát từng được thông báo trước đây. Theo tính toán của cơ quan thăm dò địa chất của Mỹ US Geological Survey thì biển Đông có khoảng 28 tỷ thùng dầu.

 

Theo John C.K Daly thì thực sự “không ai rõ Biển Đông chứa bao nhiêu dầu, bao nhiêu khí đốt vì hải quân Trung Quốc gây sự, đuổi tất cả tàu thăm dò của nước ngoài”. Nhà phân tích Mỹ dự báo “dù ước lượng của EIA ít ỏi dù biển Đông có 11 tỷ thùng dầu hay 200 tỷ thùng thì không ai bỏ đi cả”.

 

Và càng đổ thêm dầu vào lửa bất ổn, EIA cho biết 3 tháng trước công ty dầu lửa quốc gia Trung Quốc CNOOC đã ước tính Biển Đông có khoảng 125 tỷ thùng dầu và 500 tỷ mét khối khí đốt. Không có nguồn tin độc lập nào công nhận số liệu của Trung Quốc nhưng sự kiện này cho thấy Bắc Kinh sẽ bám chặt Biển Đông khi mà nhu cầu dầu lửa buộc họ phải nhập khẩu trong năm 2012 đến 6 triệu thùng mỗi ngày.

 

Theo nhận định của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ thì các quốc gia chung quanh Biển Đông chọn giải pháp hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên. Malaysia và Brunei bắt tay khảo sát dầu khí ngoài khơi Brunei. Thái Lan và Việt Nam cùng thăm dò địa chất trong Vịnh Thái Lan. Trong khi đó, Trung Quốc sau khi chiếm Hoàng Sa năm 1974, tiếp tục lấn sâu về phương nam, ngang nhiên tranh giành chủ quyền tại quần đảo Trường Sa gồm 750 đảo lớn nhỏ, bãi đá ngầm và nhiều lần va chạm với Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei.

 

Tuy nhiên, Bắc Kinh không thể tự do thao túng từ khi Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược về châu Á. Philippines đã chính thức kiện Trung Quốc ra tòa án biển của Liên Hiệp Quốc. Theo John CK Daly, quyết tâm của Manila được thúc đẩy bởi sự kiện Hoa Kỳ đang thương lượng để thuê trở lại căn cứ không quân Clark và quân cảng Subic Bay.

Phát hiện tiềm năng dầu khí “khủng” ở Biển Đông

- Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết tiềm năng dầu khí ở Biển Đông vượt xa so với các dự báo trước đây và có thể còn nhiều hơn cả nguồn tài nguyên của châu Âu cộng lại.

HL

  Giàn khoan dầu Bạch Hổ ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu. 

 

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Biển Đông có trữ lượng dầu khí tiềm năng lên tới 11 tỷ thùng dầu và 190.000 tỷ m3 khí đốt.

Số tài nguyên này vượt xa so với các dự báo trước đây và nhiều hơn cả các nguồn tài nguyên chưa được khai thác của cả châu Âu. Riêng vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam có trữ lượng khoảng 800 - 5,4 tỷ thùng dầu.

Cũng theo cơ quan này, nguồn năng lượng dầu khí “khủng” ở biển Đông là một trong các lý do chính dẫn tới các tranh chấp ở vùng biển này.

Biển Đông là nơi diễn ra nhiều tranh chấp chồng chéo giữa Trung Quốc với 4 nước thành viên ASEAN gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Thời gian gần đây, Bắc Kinh liên tục đẩy mạnh các hoạt động phi pháp hòng xác lập chủ quyền tại vùng biển này như cho lưu hành hộ chiếu in đường 9 đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò), thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, tiến hành tập trận và thường xuyên điều tàu hải giám tới các vùng biển tranh chấp.

7 lý do ngăn Trung Quốc và Nhật Bản chiến tranh

 

The Economist nhận định, Trung Quốc và Nhật Bản đang lao tới một cuộc chiến. Giáo sư nghiên cứu chiến lược Hugh White của Đại học Quốc gia Australia cảnh báo: Đừng ngạc nhiên nếu Mỹ và Nhật Bản chiến tranh với Trung Quốc trong năm 2013.

HL

Senkaku/Điếu Ngư là "liều thuốc thử" cho sự kiên nhẫn của Nhật Bản và Trung Quốc.


Thay cho nỗ lực giảm nhẹ căng thẳng trong năm 2012, Thủ tướng mới của Nhật Bản Shinzo Abe liên tiếp đưa ra giọng điệu hiếu chiến liên quan tới tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Sau mỗi lần chiến đấu cơ hay tàu chiến được điều tới Senkaku/Điếu Ngư, thì ngay lập tức xuất hiện các cảnh báo nguy cơ một cuộc chiến từ cả hai phía.


Tuy nhiên, vẫn có những lý do để tin rằng xung đột hoàn toàn có thể tránh được. Có thể kể đến bảy lý do sau khiến viễn cảnh chiến tranh khó có thể thành hiện thực:


1. Chiến tranh là kịch bản ác mộng của lãnh đạo Trung Quốc


Trung Quốc có thể chiến thắng Nhật Bản, nhưng cũng không loại trừ khả năng họ thua trận. Khi mà Trung Quốc vừa mới bước vào thời kỳ trỗi dậy mạnh mẽ đáng tự hào trong lịch sử dân tộc, chắc chắn lãnh đạo mới của Trung Quốc Tập Cận Bình không muốn mạo hiểm đưa lịch sử Trung Quốc tới một giai đoạn xung đột tàn khốc với cựu thù “đầy cay nghiệt” Nhật Bản.


2. Phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế


Dù thắng hay thua trận, chiến tranh Trung-Nhật sẽ là thảm họa đối với cả nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới. Nền kinh tế lao đao của Nhật Bản đang “hô hấp” bằng 117 tỷ USD tiền kích thích sẽ tiếp tục bị giáng đòn đau nếu các doanh nghiệp Nhật Bản bị tẩy chay khỏi thị trường màu mỡ Trung Quốc. Phía Trung Quốc sẽ mất đi tới 5 triệu việc làm cho công nhân tại các nhà máy của Nhật Bản tại Trung Quốc.


3. Quân đội Trung Quốc chưa thực sự sẵn sàng cho một cuộc chiến


Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang nhanh chóng hiện đại hóa, nhưng chưa hẳn đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tại thời điểm hiện tại. Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Lương Quang Liệt gần đây cho PLA Daily biết, Trung Quốc cần thành lập thêm các đơn vị tinh nhuệ cần được để bảo vệ các lợi ích của mình. Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình mới đây vẫn còn kêu gọi PLA cần cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu.


4. Trung Quốc chưa yên bề chính trị


Các vị trí lãnh đạo dân sự và quân đội Trung Quốc vẫn đang được sắp xếp, quá trình chuyển giao quyền lực từ tháng 11-2012 vẫn chưa hoàn tất. Trong khi các lãnh đạo mới còn mải gây dựng ê-kíp cho mình, họ sẽ tìm mọi cách để tránh các thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại – trong đó “xương” nhất là khả năng phát động chiến tranh chống Nhật Bản.

5. Mức độ can thiệp của Mỹ


Phái diều hâu Trung Quốc cho rằng, Mỹ sẽ không bao giờ thay mặt Nhật Bản hay một đồng minh châu Á nào khác để can thiệp vào các tranh chấp tại châu Á. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng này. Một khi khả năng Mỹ can dự lên cao, thì xung đột Trung – Mỹ sẽ khó lường.


6. Chính sách tránh đối đầu quân sự của Trung Quốc


Trung Quốc luôn nói rằng họ ủng hộ các giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, và thực tế họ đã nói sao làm vậy. Trung Quốc đã không sử dụng tàu hải quân mà chỉ phái các tàu tuần tra phi vũ trang hoặc vũ trang hạng nhẹ tới các điểm tranh chấp.
Các hãng truyền thông dân tộc chủ nghĩa và một số sỹ quan quân đội Trung Quốc từng nhiều lần kêu gọi chủ chiến với Nhật Bản, nhưng Bắc Kinh đã không hề để ý tới chúng. Việc một khinh hạm Trung Quốc mới đây hướng ra đa vào tàu Hải quân Nhật Bản được cho là một hành vi leo thang mang tính khiêu khích đầy nguy hiểm, nhưng một lần nữa Trung Quốc đã kiểm soát được giới hạn, không để gây ra đụng độ vũ trang với lực lượng của Nhật Bản.


7. Trung Quốc hòa nhập với thế giới


Trung Quốc đã mất nhiều thời gian để chứng tỏ rằng họ không phải là nguy cơ đối với hòa bình thế giới. Nếu Trung Quốc gây nên tranh chấp với Nhật Bản, thì chắc họ sẽ vấp phải phản ứng không hề có lợi từ dư luận khu vực, bởi nhiều nước Đông Á khác cũng đang còn căng thẳng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không nhượng bộ trong các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, nhưng cả hai đều không hứng thú với một cuộc chiến lúc này.


Tương tự các chạm trán nhỏ như tại Kashmir hay biên giới Thái Lan – Campuchia, các xung đột nhỏ giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ không leo thang tới một cuộc chiến toàn diện.-The Diplomat

 

Trung Quốc và “ván bài lật ngửa”

Năm 2012, Trung Quốc đã chơi một “canh bạc lớn” với ba điểm nóng liên tiếp là vụ bãi cạn Scarborough, sự kiện “TP Tam Sa” và tranh chấp tại Senkaku. Liệu sau “ván bài lật ngửa” này, Trung Quốc sẽ lại “chơi chiêu” gì mới?

Năm 2012 nhiều biến động của Trung Quốc kết thúc, để lại một cục diện hoàn toàn mới trong trật tự Thái Bình Dương. Bắc Kinh đã chơi một “canh bạc lớn” nhằm mục đích thăm dò vòng kìm kẹp của Hoa Kỳ, với ba điểm nóng liên tiếp là vụ bãi cạn Scarborough (Trung Quốc - Philippines), sự kiện “TP Tam Sa” (Trung Quốc - Việt Nam) và tranh chấp tại Senkaku (Trung Quốc - Nhật Bản).

Vậy tương lai của Trung Quốc trong các vùng biển này sẽ như thế nào? Liệu những điểm nóng trên sẽ tiếp tục leo thang và trở thành những xung đột nghiêm trọng hơn nữa?

Điểm nóng gia tăng tại Hoa Đông

Thái Bình Dương bốn tháng cuối năm 2012 trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi lần lượt Bộ trưởng Quốc phòng Leo Panetta, Ngoại trưởng Hillary Clinton và cả Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có hàng loạt chuyến công du đến các quốc gia đồng minh và các đối tác, cả truyền thống lẫn tiềm năng, tại khu vực này. Chuyến viếng thăm lịch sử của ông Obama tại Myanmar là một minh chứng không thể phủ nhận cho chiến lược “trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của Washington. Rõ ràng trong năm 2013, Nhật Bản sẽ không hề cô độc tại Hoa Đông.

Cũng cần lưu ý rằng chính phủ mới đắc cử tại Nhật Bản của ông Shinzo Abe mang thiên hướng bảo thủ và có phần “cánh tả”. Sau khi từ chức thủ tướng vào năm 2010, ông Abe vẫn luôn thể hiện thái độ cứng rắn với Trung Quốc. Tân thủ tướng Nhật Bản là một trong nhiều chính khách có khuynh hướng bảo thủ cứng rắn, ủng hộ việc thay đổi Hiến pháp Nhật Bản, trong đó nổi bật nhất là việc đòi hỏi quốc gia này thoát ra khỏi những thỏa thuận hòa bình 1945, nâng cấp lực lượng phòng vệ Nhật Bản thành một lực lượng quân đội chuyên nghiệp. Thái độ của ông Abe trong các vấn đề Senkaku cũng như các chuyến thăm đền Yasukuni mặc cho làn sóng phản đối từ Trung Quốc, đã báo trước một chính quyền Nhật Bản sẵn sàng đáp trả một cách mạnh mẽ nếu Trung Quốc tiếp tục đẩy sự việc đi quá xa.

 

HL
Cảnh sát biển Nhật Bản phun vòi rồng vào tàu cá Trung Quốc hồi tháng 1-2013. Ảnh: npr.org

Một điều quan trọng khác cần lưu ý, Nhật Bản là quốc gia có lực lượng hải quân hùng hậu đứng thứ tư thế giới. Không dừng ở đó, vừa qua Tokyo còn quyết định tăng chi đầu tư quốc phòng thêm 1,1 tỉ USD nhằm chủ yếu để đối phó với các hành động gần đây của Bắc Kinh ở Senkaku. Chưa nói đến việc Nhật Bản có một mối quan hệ hợp tác quân sự rất tốt với Ấn Độ, Úc và đặc biệt là Hoa Kỳ.

Nói cách khác, nước Nhật có đủ thế và lực để đương đầu với một Trung Quốc đang thèm khát khẳng định vị thế cường quốc thế giới. Và theo một lẽ tất nhiên, đối với những nhà nghiên cứu về quản lý xung đột, khi hai quyền lực ngang ngửa nhau thì rủi ro tranh chấp “nóng lên” và trở thành xung đột là điều rất dễ xảy ra. Kết quả của “phép thử” Senkaku cuối 2012, với những phản ứng đáp trả mạnh mẽ từ cả Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ, đã báo hiệu cho một viễn cảnh nhiều khả năng xảy ra xung đột Hoa Đông.

Biển Đông thay đổi

Sau một loạt các động thái căng thẳng của Trung Quốc tại cả Hoa Đông và biển Đông trong năm 2012, có thể thấy phản ứng của chính quyền Hoa Kỳ tại Đông Nam Á có thể nói là “yếu ớt” và “không rõ ràng” nhất. Nếu hình dung ba điểm nóng đã đề cập như ba phép thử của Trung Quốc nhằm thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ, cũng như sự chặt chẽ trong hệ thống mà Washington đã xây dựng nên nhằm bao bọc và kìm hãm Bắc Kinh, thì rõ ràng Đông Nam Á đang bộc lộ những dấu hiệu trở thành mắt xích lỏng lẻo bật nhất của Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2013 sẽ là Brunei. Với thực tế rằng Brunei là quốc gia có tiềm lực quân sự, cũng như vị thế chính trị gần như là thấp nhất trong khối ASEAN, thì nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục áp đặt được ảnh hưởng của mình lên tổ chức các quốc gia Đông Nam Á. Một ASEAN 2012 chia rẽ, dưới khung thời gian chủ trì của Campuchia, đã gây nên rất nhiều khó khăn cho các nước Đông Nam Á trong việc tìm kiếm tiếng nói chung trong vấn đề biển Đông. Một ASEAN 2013 (nếu) tiếp tục thiếu đoàn kết dưới sự chủ trì của Brunei sẽ chắc chắn một lần nữa đẩy vấn đề biển Đông ra xa khỏi bàn nghị sự. Đây sẽ lại là điều kiện để Trung Quốc sử dụng con bài “chia để trị” và “gặm nhấm từng phần”, biến khu vực không tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, lấn chiếm dần dần biển Đông bằng nhiều hình thức quân sự, kinh tế và ngoại giao. 

HL

Giàn khoan khủng Ocean Oil 981 vừa được Trung Quốc đưa ra biển Đông.Ảnh: takungpao.com.hk

Vẫn còn đó kịch bản xấu nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc đặt những lợi ích cùng chia sẻ của họ lên trên lợi ích của khu vực và của các nước nhỏ. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự trở lại mạnh mẽ của Washington tại Thái Bình Dương, cùng với việc ông Obama giờ đây đã thoát khỏi gánh nặng vận động tranh cử, một tương lai Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong vấn đề biển Đông vẫn là khả dĩ. Chúng ta vẫn có thể hy vọng rằng Brunei sẽ rút được những kinh nghiệm quý báu từ người tiền nhiệm Campuchia, khi cần phải đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích nhất thời và cục bộ quốc gia. Một dấu hiệu lạc quan đầu năm khi chính quyền Brunei vừa qua đã tuyên bố sẽ đặt vấn đề “tranh chấp biển Đông là ưu tiên hàng đầu” với tư cách là chủ tịch ASEAN.

Pakistan bàn giao cảng chiến lược cho Trung Quốc

– Pakistan và Trung Quốc đã chính thức ký thoả thuận chuyển giao quyền quản lý hoạt động cảng chiến lược Gwadar của Pakistan cho Trung Quốc, động thái mở đường cho Bắc Kinh thiết lập căn cứ quân sự tiềm tàng ở khu vực Nam Á.

HL

Cảng nước sâu Gwadar có vị trí chiến lược đối với Trung Quốc.

Lễ ký diễn ra ngày hôm qua giữa đại diện cảng Gwadar và Công ty điều hành cảng hải ngoại Trung Quốc (OPHL) giữa sự theo dõi chặt chẽ của Ấn Độ, nước hiện đang theo dõi chặt chẽ nhất động thái hợp tác an ninh chiến lược này.

“Hợp đồng điều hành cảng Gwadar đã chính thức được trao cho Trung Quốc, mở ra những cơ hội mới cho chúng ta và tạo ra những động lực mới cho quan hệ song phương Pakistan-Trung Quốc”, Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari tuyên bố trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp.

Tổng thống Ali Zarda cho rằng việc chuyển giao quyền quản lý cảng Gwadar cho Trung Quốc sẽ giúp hai nước gắn chặt các mục tiêu hợp tác chính trị với hợp tác kinh tế.

Theo thoả thuận được ký, cảng chiến lược nước sâu Gwadar sẽ thuộc quyền quản lý của công ty OPHL và mọi lợi nhuận thu được từ các hoạt động của cảng này sẽ được hai bên chia theo tỷ lệ quy ước. Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển hành lang thương mại nối Khu tự trị Tân Cương tới khu vực Trung Đông đi qua cảng Gwadar, nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước và trong khu vực.

Thương vụ chuyển giao này cho thấy mối quan hệ ngày càng bền chặt giữa Pakistan và Trung Quốc, nhưng cũng đồng thời gây quan ngại lớn cho quốc gia láng giềng chung là Ấn Độ.

Cảng Gwadar có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc vì khoảng 60% lượng dầu thô Bắc Kinh nhập khẩu từ các nước vùng Vịnh đi qua khu vực gần cảng Gwadar. Ngoài ra, theo giới chuyên gia, thỏa thuận trên sẽ giúp Trung Quốc rút ngắn hàng nghìn km quãng đường vận chuyển dầu khí mà nước này nhập từ châu Phi và Trung Đông.

Chiến đấu cơ Nhật "suýt đâm máy bay tuần tra Trung Quốc"

 Ngày 17/2, thiếu tướng quân đội Trung Quốc Luo Yuan cho biết một máy bay của nước này suýt nữa đã bị các chiến đấu cơ F-15 của Nhật đâm phải trong đợt bay tuần tra trên vùng biển tranh chấp hồi tháng trước.

Thông tin trên được ông Luo Yuan tiết lộ trong một bài bình luận gửi cho tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, tờ Want China Times dẫn nguồn cho biết.

HL

Tướng Luo Yuan

Theo đó vụ việc trên xảy ra vào ngày 10/1 vừa qua khi một máy bay vận tại Y-8 của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra thường kỳ trên khu vực các mỏ dầu trong biển Hoa Đông. Chiếc Y-8 đã bị 2 chiến đấu cơ F-15J của Lực lượng phòng vệ Nhật áp sát chặn lại.

Ông Luo cho biết các chiến đấu cơ của Nhật có thời điểm chỉ còn cách máy bay của Trung Quốc chỉ chừng vài mét. Ông cho rằng nếu va chạm thực sự xảy ra, rất có thể đã có một vụ tai nạn chết người.

Trong cùng ngày đó, khi nhận thấy máy bay do thám của Nhật thực hiện một nhiệm vụ tương tự tại vùng không phận trên, PLA cũng cử 2 chiến đấu cơ J-10 lên chặn đường.

Theo Japan News Network, để bảo vệ không phận của mình, hiện Bộ Quốc phòng nhật đang thảo luận khả năng thành lập một căn cứ không quân mới trên đảo Shimoji thuộc quần đảo Okinawa. Hòn đảo trên chỉ cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, vốn đang là tâm điểm tranh cãi về chủ quyền giữa Nhật và Trung Quốc, 190 km. Mỗi năm các chiến đấu cơ Nhật thực hiện khoảng 500 chuyến bay để theo dõi các máy bay Trung Quốc trong khu vực.

Ông Lou khẳng định máy bay và các tàu thuyền Trung Quốc đang thực hiện quyền của mình trong không phận và lãnh hãi Trung Quốc. Ông lên án Nhật vì đã điều các máy bay và tàu tuần tra bờ biển để theo dõi hoạt động của Trung Quốc trong vùng.

Trước đây, ngày 1/4/2001, một chiến đấu cơ J-8II của Trung Quốc đã bị máy bay do thám EP-3 của Mỹ đâm trúng và bị rơi gần không phận của tỉnh Hải Nam của Trung Quốc. Ông Lou cho biết ông sợ rằng một sự vụ tương tự có thể xảy ra trên biển Hoa Đông.

Trung Quốc trả lại Philippines công hàm kiện ra tòa quốc tế

 - Ngày 19/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, Trung Quốc đã trả lại Philippines công hàm thông báo của nước này về việc đưa tranh chấp về Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc lên Tòa án quốc tế.

 

HL

Một nhóm hải quân và chính trị gia Philippines thăm Scarborough, bãi cạn tranh chấp với Trung Quốc, trong một bức ảnh năm 1997.

 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết,“ngày 19/2, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh đã gặp quan chức Bộ Ngoại giao Philippines, cho biết Trung Quốc không chấp nhận và trả lại bức công hàm và thông báo kèm theo của Philippines”.

 

Cũng theo ông Hồng Lỗi, Trung Quốc “có lịch sử và cơ sở pháp lý đầy đủ chứng tỏ chủ quyền” của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bãi Macclesfield, bãi cạn Scarborough và vùng biển xung quanh thuộc về Trung Quốc. Ông cũng cho rằng công hàm và thông báo của  Philippines là “sai lầm nghiêm trọng về sự thực và pháp lý”. Ông Hồng Lỗi tuyên bố, Trung Quốc kiên quyết phản đối việc này và yêu cầu  Philippines  giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương.

 

Vào cuối tháng 1 vừa qua,  Manila  đã kiện “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc, theo Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS), do họ đã cạn kiệt các khả năng chính trị, ngoại giao để giải quyết tranh chấp.

 

Trung Quốc có thời hạn đến ngày 21/2 để trả lời dứt khoát có đồng ý ra trước tòa án quốc tế với  Philippines  hay không.

 

Theo giới phân tích, phản ứng trên đây của Bắc Kinh không có gì đáng ngạc nhiên, vì Trung Quốc luôn đòi phải thảo luận song phương, nhằm dùng sức mạnh áp đảo các nước láng giềng nhỏ yếu hơn.

Mỹ cáo buộc quân đội Trung Quốc “nuôi” ổ tin tặc ở Thượng Hải

 Một công ty an ninh mạng của Mỹ ngày 19/2 đã cáo buộc quân đội Trung Quốc nuôi dưỡng một đội ngũ tin tặc hùng hậu, tấn công vào Mỹ trong thời gian qua.

 

HL

Tòa nhà có gắn ngôi sao phía trước, nơi được cho là có ổ tin tặc tấn công vào Mỹ.

Được mệnh danh là APT1 (Advanced Persistent Threat - Đe dọa dai dẳng nâng cao), nhóm tin tặc này bị cáo buộc hành sự từ một cao ốc bình thường tại thành phố Thượng Hải.

 

Trong bản báo cáo dày 74 trang, mang tựa đề “Vạch trần một trong những đơn vị tình báo mạng Trung Quốc” – hãng an ninh internet Mandiant, trụ sở tại Hoa Kỳ, đã xác định đơn vị này là của quân đội Trung Quốc có tên là Đơn vị 61398, bao gồm hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tin tặc thiện nghệ. Họ đã đột nhập vào hệ thống máy tính của một loạt các cơ quan chính quyền, báo chí và doanh nghiệp Mỹ trong thời gian qua để truy cập và đánh cắp dữ liệu. Chữ ký điện tử các vụ tấn công đều dẫn về một tòa nhà rất bình thường 12 tầng ở một vùng ngoại ô thành phố Thượng Hải.

 

Nhật báo Mỹ New York Times, đã trích dẫn các chuyên gia khẳng định là nhóm tin tặc APT1 có mục tiêu tấn công vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu của Mỹ, như mạng lưới năng lượng.

 

Theo hãng tin Pháp AFP, toà cao ốc ở khu Cao Kiều, ngoại ô phía Bắc Thượng Hải, được Mandiant xác định là ổ tin tặc của quân đội Trung Quốc, có mặt tiền không có gì đặc biệt. Nhưng trên các bức tường cao bao quanh có những tấm áp phích lớn với hình ảnh quân lính Trung Quốc. Biểu tượng của quân đội Trung Quốc với một ngôi sao đỏ được thấy bên trên cửa chính của toà nhà. Ngoài ra, còn có một người lính trong bộ đồng phục ngụy trang đứng ở cổng chính, và một người khác với chiếc áo khoác của quân đội đứng trong chốt gác, gần một tấm bảng “cấm chụp hình” viết bằng tiếng Anh và tiếng Hoa.

 

Tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh đã lập tức bác bỏ cáo buộc này, cho rằng đó là những lập luận vô căn cứ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi vẫn lập lại quan điểm như thông lệ, như “tố cáo không có cơ sở, không có chứng cứ rõ ràng, vô trách nhiệm và không chuyên nghiệp”. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng chưa bình luận gì về vụ việc.

 

Đối thoại Shangri-la cảnh báo tranh chấp Biển Đông

Tại Hội nghị an ninh cấp cao châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-la) ngày hôm qua (18/2) tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà đã cảnh báo các bất ổn tiềm năng ảnh hưởng đến an ninh khu vực, trong đó có tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông.

 

HL

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore – Tiến sỹ Ng Eng Hen phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị an ninh cấp cao châu Á (Đối thoại Shangri-la)

 

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore – Tiến sỹ Ng Eng Hen phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị an ninh cấp cao châu Á (Đối thoại Shangri-la)

 

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Singapore – Tiến sỹ Ng Eng Hen, để đảm bảo ổn định trong khu vực châu Á, nhất thiết phải có một bộ khung khuôn khổ dựa trên 3 nguyên tắc then chốt.

 

Thứ nhất, cần phải cởi mở toàn diện với tất cả các quốc gia. Các nước - dù lớn hay nhỏ, cũng đều phải được nói tiếng nói của riêng mình. Đó là lý do vì sao Singapore có sáng kiến thành lập Diễn đàn các nước nhỏ tại Liên Hiệp Quốc vào năm 1992, nhằm làm tăng sức mạnh tập hợp tiếng nói của các nước nhỏ. Đồng thời, Singapore cũng ủng hộ những nỗ lực tăng cường và cải cách các thể chế đa phương hiện có.

 

Thứ hai, các quy định luật pháp phải là nền tảng của quản trị toàn cầu. Các quốc gia phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế và các cơ chế giải quyết tranh chấp, như Tòa án Công lý Quốc tế.

 

Thứ ba, những phán quyết cần phải được thực hiện đúng và hiệu quả. Bởi trong khi các cơ chế và tổ chức khu vực đóng một vai trò quan trọng là cầu nối đưa các quốc gia ngồi lại để đối thoại cởi mở với nhau và xây dựng hành động tập thể về các vấn đề an ninh chung, họ cũng cần phải được đảm bảo rằng các thành quả tích cực phải được thực hiện.

 

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Singpore cũng nêu bật nguồn gốc của sự bất ổn tiềm năng trong khu vực, trong đó xoay quanh vấn đề lợi ích của các cường quốc đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ khi mà sức mạnh và sự phụ thuộc kinh tế đang thay đổi.

 

Ông Ng Eng Hen cho rằng cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc là thực tế trong khi mối quan hệ giữa 2 nước này cũng cần phải mở rộng ở các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm để đạt được những thành quả và sự hợp tác tốt hơn.

 

Trung Quốc "dời đô" - Đâu là sự thật?

Cư dân mạng Trung Quốc đang râm ran bàn luận về tin đồn chính phủ nước này lên kế hoạch dời đô vào vài năm tới.

 

HL

Bắc Kinh trong những ngày trời quang mây tạnh và những ngày bị khói bụi ô nhiễm bao phủ

Trên mạng Sina Weibo, một người dùng là Victor trích dẫn từ website của chính quyền, trong đó có đưa ra giả thiết rằng công việc 'dời đô' từ Bắc Kinh về Tín Dương (tỉnh Hà Nam) đang bắt đầu và sẽ hoàn tất năm 2016.

Đây không phải là lần đầu tiên những tin đồn như thế này xuất hiện. Lần đầu tiên là vào năm 1980.

Tuy nhiên, dù chưa có thông tin nào xác nhận tin đồn nhưng ý tưởng này đã làm 'nổi sóng' trên các trang mạng.

Vấn đề là hiện nay điều kiện ở Bắc Kinh không thể gọi là lý tưởng cho một thủ đô. Chẳng hạn, không khí ô nhiễm nặng nề và trở thành tiêu đề chính trên các mặt báo quốc tế.

Tình trạng giao thông tại đây bị đánh giá là 'khủng khiếp' và địa hình của thành phố khiến nó dễ bị hạn hán (vấn đề này càng trở nên tệ hơn gần đây).

Mặc dù đây chỉ là tin đồn nhưng điều đáng nói nhất là tin đồn này lại kèm theo cả tên và thời điểm cụ thể một 'phương án' thay thế Bắc Kinh.

Đoạn tin đăng tải trên Weibo thậm chí còn nói rằng 160 chuyên gia đã tới Tín Dương để điều tra lần thứ 28 về khả năng này từ tháng Bảy năm ngoái.

Năm 2007, tờ Financial Times phiên bản tiếng Trung có đăng bài viết của Mei Xinyu đề xuất rằng giờ là lúc thủ đô của Trung Quốc nên được dời đi.

Tranh luận về việc này một lần nữa lại khuấy động dư luận vào năm 2010 khi một học giả tại Thượng Hải là Shen Hanyao nói về các phương án chọn thủ đô. Còn năm ngoái, tờ South China Morning Post lại đưa ra giả thiết thủ đô Trung Quốc nên là Hà Bắc.

 

Theo ông Ng Eng Hen, cần phải có một sự mở rộng hơn nữa và những kết quả thực tế hơn nữa trong hợp tác thương mại – thương mại, giao lưu văn hóa, tương tác giữa con người – con người và hợp tác quân sự. Ngoài ra, cả 2 bên cũng cần phải xây dựng lòng tin và năng lực trong các môi trường đa phương.

 

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cũng cảnh báo sự ổn định của khu vực có thể bị tổn thương bởi sự chia rẽ trong nội bộ quốc gia và giữa các quốc gia với nhau, cũng như việc chính phủ mỗi nước không nhanh chóng hành động hoặc có kế hoạch dài hạn với các vấn đề xuất phát từ sự phân cực xã hội lớn hơn, sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu cũng như chủ nghĩa dân tộc hồi sinh trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

 

KFC mất mặt vì gà Trung Quốc

Hôm 4/2, Yum - công ty mẹ của các KFC, Pizza Hut và Taco Bell - chính thức cảnh báo, lợi nhuận của họ đã và sẽ tiếp tục giảm trong năm tới khi tiếp tục quay cuồng trước những tranh cãi nảy lửa về nhà cung cấp thịt gà tại Trung Quốc.

Xem bài khác trên Vef.vn

Tai hại vì nhà cung ứng

Sự sụt giảm về doanh thu cũng như lợi nhuận vào năm 2013 sẽ làm gián đoạn hành trình 11 năm liền tăng trưởng ở mức 2 con số của hãng này.

Yum đã đưa ra dự đoán ảm đạm sau khi lợi nhuận quý IV giảm 5%, trong đó mức giảm thảm hại nhất đến từ thị trường Trung Quốc. Theo dự đoán của công ty thì doanh thu tại các nhà hàng (hoạt động được ít nhất 1 năm) tại Trung Quốc vào tháng 1 và tháng 2 sẽ giảm đến 25%.

Giám đốc điều hành David Novak cho biết, do tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa vẫn còn đang tiếp diễn nên hãng sẽ mất khá nhiều thời gian để phục hồi lòng tin của thị trường, Nhiều người cho rằng, lo sợ về tình trạng an toàn thực phẩm hồi năm ngoái sẽ tiếp tục tái diễn vào năm 2013.

Kể từ sau khi một cuộc điều tra được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia Trung Quốc vào ngày 18/12 vừa qua, Yum đã phải đối mặt với một cuộc công kích dữ dội của dư luận và giới truyền thông về vấn đề cung ứng thịt gà cho hãng này, người phát ngôn Jonathan Blum cho biết. Đài truyền hình đưa tin, các nhà cung ứng của Yum đã phớt lờ các quy định và bán gà có chứa lượng thuốc kháng sinh vượt mức cho phép. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh hưởng hiệu của hãng này.

Một cuộc điều tra ở cấp chính phủ về vấn đề này đã được thực hiện vào ngày 25/1 và Yum đã đồng ý áp dụng các biện pháp đẩy mạnh giám sát hoạt động của các nhà cung ứng.

HL


"Nhiệm vụ chính của chúng tôi hiện nay là xây dựng lại lòng tin ở người tiêu dùng cũng như cải thiện được tình hình kinh doanh tại thị trường Trung Quốc", ông Blum cho biết. Công ty cũng đã lên kế hoạch tiến hành một chiến dịch “danh tiếng thương hiệu” trong vài tuần tới.

Nỗ thất vọng lớn

Mặc dù, tại Mỹ, số lượng nhà hàng của Yum lớn hơn nhiều những các cơ sở tại Trung Quốc lại mang lại lợi nhuận khủng vì chi phí hoạt động kinh doanh ở đây thấp hơn, trong khi có nhiều cơ hội phát triển hơn. Thị trường Trung Quốc đóng góp đến 44% tổng lợi nhuận và khoảng một nửa doanh thu của Yum.

Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đã là cơ hội lớn cho Yum, giúp hãng này duy trì được mức tăng trưởng ấn định trong hơn một thập kỷ qua.

Ông Blum cho biết, mặc dù cuộc điều tra các nhà cung cấp thịt gà không chỉ tập trung vào riêng KFC nhưng họ đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng bởi nó là chuỗi nhà hàng thịt gà nước lớn nhất tại quốc gia này. Ông chỉ ra rằng, sự quan tâm “tiêu cực” của giới truyền thông giờ đã dịu bớt nhưng kết quả doanh thu yếu ớt có thể một lần nữa khuấy động thêm những dư luận không tốt.

Trong quý thứ 4, doanh số bán hàng đã giảm 6% tại Trung Quốc đúng như dự đoán trước đó của công ty vào tháng trước, đánh dấu một sự sụt giảm đầu tiên tại khu vực kể từ năm 2009. Một năm trước, chỉ số này tăng đến 19%.

Yum cho biết, cũng trong giai đoạn này, lợi nhuận ròng của hãng đã giảm xuống còn 337 triệu USD (tương đương 72 cent/ cổ phiếu), so với mức 356 triệu USD (75 cent/ cổ phiếu) cách đó một năm. Doanh thu thì tăng 1% lên mức 4,15 tỷ USD.

Thị trường Mỹ hiện nay lại là một điểm sáng cho triển vọng kinh doanh của công ty khi mà doanh thu tại các nhà hàng tăng 3% trong quý IV, trong đó Taco Bell tăng 5% và KFC tăng 4%. Chỉ riêng Pizza Hut giảm 1%.

 

– Phân tích của học viện khoa học Trung Quốc cho thấy đợt khói bụi tấn công Bắc Kinh và các tỉnh phía Bắc nước này hồi tháng trước có chứa lượng lớn chất độc hóa học. Giữa lúc đó, một đợt khói bụi ô nhiễm mới lại bao phủ khu vực này.

HL

Bắc Kinh lại đang phải đối mặt với đặt khói bụi ô nhiễm mới

Thông tin được Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đăng tải. Theo đó, các đám mây bụi ô nhiễm dày đặc tràn xuống các thành phố phía Bắc nước này hồi tháng 1 vừa qua có chứa nhiều chất độc hóa học từng xuất hiện trong những vụ mây mù ô nhiễm nổi tiếng thế giới như: đám mây mù ô nhiễm khổng lồ tại London năm 1952, vốn được tạo ra chủ yếu bởi việc đốt than, khiến gần 12.000 người chết, và đám mây mù quang hóa xuất hiện tại Los Angeles, Mỹ trong thế kỷ qua.

Ngoài ra còn có nhiều chất độc khác như bụi hóa chất, một chất gây ô nhiễm phổ biến tại Trung Quốc và lượng lớn các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ - thành phần chính của các đám mây mù quang hóa, được sinh ra do phản ứng giữa ánh sáng mặt trời với khói bụi của các phương tiện giao thông và khói bụi công nghiệp, bản báo cáo của học viện khoa học Trung Quốc (CAS) công bố hôm 16/2 cho biết.

Mây mù quang hóa có thể dẫn tới các bệnh về tim, phổi, gây ngứa mắt và các vấn đề về hô hấp.

Kết quả phân tích trên được công bố giữa lúc những cảnh báo về một đợt mây bụi ô nhiễm mới đã bắt đầu tràn vào Bắc Kinh, Thiên Tân cùng các tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam sáng 17/2, làm gián đoạn giao thông trên các tuyến đường cao tốc cũng như các chuyến bay.

Vào thời điểm 8 giờ sáng ngày 18/2, các thiết bị theo dõi chất lượng không khí tại 5 khu vực khác nhau trong thành phố Shijiazhuang, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc đã cho thấy mức độ ô nhiễm cực cao. Trong khi đó, Trung tâm theo dõi môi trường Bắc Kinh cho biết, mức độ ô nhiễm không khí vừa phải hoặc nghiêm trọng được ghi nhận tại nhiều vùng ở thành phố này. Tầm nhìn tại đây trong buổi sáng sớm đã xuống dưới 500m.

Theo CAS, nguyên nhân chính dẫn tới các đám mây mù ô nhiễm là do không có gió trong khi lượng bụi lơ lửng, khí thải gây ô nhiễm và hơi nước trong không khí tăng cao. Theo bản báo cáo của học viện này, khoảng 25% lượng hạt bụi độc hại có kích thước nhỏ hơn 2,5 micro met (PM 2.5) bắt nguồn từ khói thải của các phương tiện. 40% lượng PM 2.5 khác đến từ các chất gây ô nhiễm được thổi vào Bắc Kinh từ các khu vực khác cũng như việc đốt than tại đây.

Lü Daren, một học giả tại Viện vật lý học khí quyển, trực thuộc CAS khẳng định nguyên nhân chính gây phát thải chất gây ô nhiễm là từ hoạt động của con người.

 

Nga điều máy bay, tàu sơ tán công dân khỏi Syria

19/02/2013 16:55

(TNO) Hai máy bay của Bộ Tình huống khẩn cấp Nga sẽ chở hàng viện trợ nhân đạo tới Syria vào hôm nay 19.2, đồng thời sơ tán công dân Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ khỏi quốc gia Trung Đông này, theo hãng tin RIA Novosti dẫn lời một quan chức của Bộ này.

“Hai máy bay Il-62 và Il-76 đã được điều đến Latakia (miền đông Syria)”, vị quan chức trên nói đồng thời cho biết thêm rằng, những chiếc máy bay này sẽ quay trở lại cùng với các công dân Nga được sơ tán vào cuối ngày.

Những chiếc máy bay trên đã chở theo khoảng 46 tấn hàng viện trợ nhân đạo, bao gồm lều và máy phát điện.

HL

Một hành khách nữ trở về Moscow trên chuyến bay của Bộ Tình huống khẩn cấp Nga vào hôm 23.1 sau khi thoát khỏi Syria - Ảnh: Reuters

Trong khi đó, các tàu hải quân Nga ở Địa Trung Hải cũng đã ở trong tư thế sẵn sàng sơ tán công dân Nga nếu cần thiết. Ngoài ra, còn có thêm bốn tàu đổ bộ lớn dự kiến cũng sẽ sớm đến khu vực này, một nguồn tin quân sự nói với RIA Novosti.

Hiện chưa có thông tin về số công dân Nga đang chờ đợi để trở về Moscow vào hôm nay.

Đại sứ quán Nga ở Syria ước tính có khoảng 30.000 người Nga sinh sống ở quốc gia Trung Đông này, nhưng các báo cáo khác cho thấy con số này có thể còn cao hơn.

----------o0o-----------