Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Tổng thống Mỹ tuyên bố sát cánh cùng Nhật Bản trong tranh chấp quần đảo Senkaku với Trung Quốc

Trọng Nghĩa

Hiệp định Quốc phòng Mỹ-Nhật bao trùm cả quần đảo Senkaku. Tuyên bố công khai trên đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm nay 24/04/2014 là hậu thuẫn mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của Washington đối với Tokyo trong cuộc tranh chấp chủ quyền đang diễn ra với Bắc Kinh. Bên cạnh đó, ông Barack Obama cũng lên tiếng bênh vực các nước nhỏ trong khu vực, cũng đang bị Trung Quốc dùng sức mạnh chèn ép trong các cuộc tranh chấp biển đảo khác.

Phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe , Tổng thống Mỹ xác định rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi áp dụng của hiệp ước phòng thủ Mỹ-Nhật : « Điều 5 (của hiệp ước) bao gồm tất cả vùng lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Nhật Bản, trong đó có cả quần đảo Senkaku » ở Biển Hoa Đông.

Nằm cách Đài Loan 200 km về phía đông bắc, và cách đảo Okinawa (miền nam Nhật Bản) 400 km về phía tây, Senkaku hiện nằm dưới quyền quản lý của Nhật Bản, nhưng đang bị Trung Quốc đòi chủ quyền dưới tên gọi Điếu Ngư. Kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa ba trong số các hòn đảo Senkaku vào tháng 09/2012, Bắc Kinh thường xuyên cho tàu và máy bay xâm nhập vào khu vực này, làm dấy lên mối quan ngại về nguy cơ xung đột võ trang nổ ra với lực lượng Nhật Bản.

Ông Obama đồng thời kêu gọi giải quyết « trong hòa bình và thông qua đối thoại » các « tranh chấp trong khu vực, kể cả tranh chấp trên biển ». Ngoài trường hợp Nhật Bản, lời kêu gọi này cũng nhắm vào các nước khác như Philippines và Việt Nam, đang bị Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông.

Theo Thông tín viên Frederic Charles tại Tokyo, trong phát biểu của mình, Tổng thống Mỹ vừa kiên quyết trong lập trường bênh vực Nhật Bản và các nước nhỏ ở Đông Nam Á trong cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, vừa có những lời lẽ ngoại giao đối với Bắc Kinh :

« Tại Tokyo, Barack Obama tuyên bố « hoan nghênh sự vươn lên của một nước Trung Quốc ổn định và trù phú, đảm nhận một vai trò có trách nhiệm trên trường quốc tế ». Tuy nhiên, trong hồ sơ tranh chấp lãnh thổ Nhật-Trung về quần đảo Senkaku, thì Tổng thống Mỹ ủng hộ Nhật Bản trong khuôn khổ hiệp ước phòng thủ Mỹ-Nhật.

Ông Barack Obama cũng nói thêm là không thể chấp nhận được tình trạng những nước lớn như Trung Quốc hay Nga giải quyết tranh chấp lãnh thổ với những nước nhỏ bằng sức mạnh. Ông nói nguyên văn như sau : « Khi những nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga cho là nên làm như thế (tức là dùng sức mạnh), có hại đến các nước nhỏ, thì điều đó không thể tạo một thế giới ổn định, trù phú, an toàn trong lâu dài ».

Ngoài việc nhắc đến Trung Quốc, tại Tokyo, Barack Obama còn tố cáo Nga không tôn trọng thỏa thuận Genève, mà mục tiêu là làm giảm cắng thẳng.ở Ukraina. »

Mỹ - Nhật tiếp tục thảo luận về hiệp định TPP

Tổng thống Mỹ Barack Obama (T) vÀ Thủ tướng Nhật Shinzo Abe họp báo tại nhà khách chính phủ Akasaka tại Tokyo, 24/04/2014 : Hiệp định TPP , còn phải tiếp ục đàm phán .

Tổng thống Mỹ Barack Obama (T) vÀ Thủ tướng Nhật Shinzo Abe họp báo tại nhà khách chính phủ Akasaka tại Tokyo, 24/04/2014 : Hiệp định TPP , còn phải tiếp ục đàm phán .

Thanh Hà

Họp báo chung tại Tokyo, tổng thống Hoa Kỳ và thủ tướng Nhật Bản nhìn nhận không thể hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong ngày hôm nay (24/04/2014) như dự kiến.

Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe cho biết « Bộ trưởng hai nước sẽ tiếp tục đàm phán ». Tổng thống Mỹ, Barack Obama nêu đích danh hai lĩnh vực còn gây tranh cãi do chính sách bảo hộ « truyền thống của Nhật Bản ». Hai lĩnh vực đó là thị trường nông nghiệp và xe hơi. « Đó là những vấn đề mà đến một lúc nào đó phải được giải quyết ». Theo ông Obama thì « Bây giờ là thời điểm để giải quyết » những khúc mắc nói trên.

Theo giới quan sát, tổng thống Hoa Kỳ kỳ vọng nhiều vào hiệp định TPP. Trong chuyến công du Nhật Bản lần nay, ông Obama muốn gây sức ép với đối tác Nhật Bản trong bối cảnh thủ tướng Abe đang tiến hành hàng loạt các biện pháp cải tổ kinh tế sâu rộng để đưa Nhật Bản thoái khỏi tình trạng đình đốn kinh tế đã kéo dài. Chính vì vậy tại Tokyo tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh : « TPP phù hợp với chính sách cải tổ của thủ tướng Abe và hiệp định này mang một tầm mức chiến lược quan trọng đối với toàn cảnh kinh tế của khu vực. Hiệp định này mở ra viễn cảnh tăng trưởng trong vùng không chỉ cho năm nay hay năm tới mà cho cả nhiều thập niên mai sau ».

Hoa Kỳ không đạt được mục tiêu hoàn tất đàm phán về hiệp định TPP với 11 đối tác liên quan – gồm Nhật Bản, Úc, Brunei, Canada, Chilê, Malaysia, Mêhico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam - trước cuối năm 2013 như mong muốn. Thất bại đó chủ yếu do thái độ chống đối của nông dân Nhật Bản cương quyết từ chối mở của thị trường nông phẩm, đặc biệt là đối với các sản phẩm như đường, gạo, lúa mì, ngũ cốc thịt bò hay các sản phẩm chế biến từ sữa.

BT chuyển

----------o0o-----------