Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Đối lập Thái Lan do dự giữa « cách mạng » và bầu cử

Thanh Phương

Đảng Dân chủ, đảng đối lập chính ở Thái Lan hiện đang đứng trước một bài toán nan giải : Tiếp tục cuộc « cách mạng nhân dân » hay chấp nhận bầu cử trước thời hạn.

Với hy vọng giải toả khủng hoảng chính trị, thủ tướng Yingluck Shinawatra đã giải tán Quốc hội và loan báo tổ chức bầu cử trước thời hạn ngày 02/02 năm tới. Nhưng những người cầm đầu phong trào biểu tình chống chính phủ đã bác bỏ sáng kiến của thủ tướng Thái và đòi đình chỉ mọi định chế chính trị, thay vào đó là một « hội đồng nhân dân », với trách nhiệm chủ yếu là sửa đổi luật bầu cử trước khi tiến hành bầu lại Quốc hội.

Đảng Dân chủ đã ủng hộ phong trào biểu tình và toàn bộ các dân biểu Quốc hội của đảng này đã từ chức. Một số nhân vật lãnh đạo của đảng này, trong đó có cựu thủ tướng Abhisit Vejajiva đã tham gia đoàn người biểu tình trong những ngày qua.

Hôm nay, ban lãnh đạo Đảng Dân chủ bắt đầu họp lại trong hai ngày để quyết định xem họ có nên tham gia bầu cử hay không. Quyết định này sẽ có tác động phần nào đến tương lai của nền dân chủ còn rất mỏng manh của Thái Lan. Nếu đảng đối lập tẩy chay, cuộc bầu cử tới sẽ không có tính chính đáng và như vậy tình hình chính trị của Thái Lan sẽ tiếp tục bất ổn.

Nguyên là phát ngôn viên của Đảng Dân chủ, cô Chitpas Bhirombhakdi, được đào tạo ở Anh quốc, là một trong những gương mặt tiêu biểu của « cách mạng nhân dân ».

Tuy nhiên, cô Chitpas khẳng định với hãng tin AFP hôm nay là Đảng Dân chủ không hề chối bỏ nền dân chủ, mà chỉ cần có thêm thời gian để cải tổ đất nước, nhất là diệt trừ những vấn nạn của Thái Lan như tham nhũng và mua phiếu cử tri. Vấn đề, theo Chitpas, là nhiều người dân Thái Lan chưa thật sự hiểu đúng thế nào là dân chủ, nhất là người dân vùng nông thôn.

Tuyệt đại đa số các đảng viên Đảng Dân chủ, một trong những chính đảng lâu đời nhất ở Thái Lan, là xuất thân từ tầng lớp trung lưu thành thị. Thành phần này vẫn căm ghét cựu thủ tướng Thaksin, bị quân đội lật đổ năm 2006 và hiện sống lưu vong. Ông Thaksin thì lại rất được lòng dân nghèo, nhất là người dân vùng nông thôn.

Với sự ủng hộ của thành phần cử tri bình dân, đảng cầm quyền Puea Thai của thủ tướng Yingluck chắc chắc sẽ lại giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 02/02/2014 tới, nếu cuộc bầu cử này diễn ra. Về phần Đảng Dân chủ thì từ hai thập niên qua chưa hề thắng cử. Đảng này chỉ lên cầm quyền vào năm 2008 nhờ một quyết định của ngành tư pháp giải thể đảng thân Thaksin đang cầm quyền lúc ấy.

Nhưng lãnh đạo của Đảng Dân chủ bị tố cáo đã ra lệnh cho quân đội đàn áp các cuộc biểu tình của những người Áo Đỏ, tức những người trung thành với ông Thaksin, cách đây ba năm.

Nay trở lại ở thế đối lập, Đảng dân chủ vẫn lên án những biện pháp mà họ xem là mang tính chất mị dân của chính phủ Yingluck, như chính sách hỗ trợ các nông gia trồng lúa ở Thái Lan.

Nhưng một số nhà quan sát ở Thái Lan nghi ngờ thực tâm dân chủ của đảng đối lập. Hãng tin AFP hôm nay trích lời giáo sư Pavin Chachavalpongpun, thuộc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của trường đại học Kyoto, nhận định : « Họ muốn tống khứ Thaksin để lập một thể chế đặc biệt mà không thông qua tiến trình dân chủ ».

Cựu phát ngôn viên của Đảng Dân chủ Chitpas hy vọng là một ngày nào đó sẽ có một chính phủ Thái Lan tồn tại cho đến hết nhiệm kỳ mà không bị quân đội lật đổ hoặc bị tư pháp giải thể. Nhưng khả năng này có vẻ khó xảy ra sớm tại một quốc gia mà từ năm 1932 đến nay đã xảy ra tổng cộng 18 cuộc đảo chính hoặc mưu toan đảo chính.--


http://tradamdanchuvietnam.blogspot.com/
http://dangnguoivietyeunguoiviet.blogspot.com/
__._,_.___

BT Chuyển

----------o0o-----------