Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Quốc hội Mỹ khởi sự công cuộc cải tổ ngành tình báo

hiepdinhparis1973
Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper (giữa), Giám đốc NSA Tướng Keith Alexander (T) và Phó Tổng chưởng lý James Cole ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ.


REUTERS/Jason Reed

Trọng Thành

Kể từ hôm qua 26/09/2013, Quốc hội Hoa Kỳ khởi động việc cải tổ luật về các hoạt động tình báo liên quan đến việc thu thập và kiểm soát thông tin điện thoại. Tiến trình này đã khởi sự sau các tiết lộ của cựu nhân viên tư vấn tình báo Edward Snowden về hoạt động quy mô lớn kể trên của Cơ quan An ninh Quốc gia NSA.Cuộc cải tổ bắt đầu bất chấp các cam kết của tổng thống Obama về tính hợp pháp của những hoạt động này.

Lãnh đạo tình báo quốc gia Hoa Kỳ James Clapper và Giám đốc NSA - Tướng Keith Alexander đã có buổi điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện vào tối qua. Đây là lần đầu tiên các lãnh đạo cao cấp trong ngành tình báo phải trả lời về các đề xuất cải cách cụ thể liên quan đến bộ máy tình báo thu thập tin tức rộng lớn của Hoa Kỳ.

Chủ đề hàng đầu của cuộc điều trần là chương trình thu thập tin tức một cách hệ thống, « các siêu dữ liệu » về tất cả các cuộc điện thoại tại Mỹ, mà cựu nhân viên tư vấn tin học của NSA đã tiết lộ vào tháng 06/2013.

Tất cả số điện thoại, giờ và thời gian liên lạc của tất cả các cuộc gọi, thực hiện qua các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ (không bao gồm nội dung của các đàm thoại) đã được lưu lại trong một cơ sở dữ liệu của NSA kể từ năm 2006. Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ sử dụng kho lưu trữ này để phát hiện những chỉ dấu có liên quan đến các đe dọa khủng bố. Theo tướng Alexander, giám đốc NSA, chỉ có 22 người có thể truy cập được cơ sở dữ liệu này.

Đồng thuận xung quanh nguyên tắc cấm thu thập tin tức về nội dung đàm thoại

Thông tín viên RFI từ Washington Anne-Marie Capomaccio cho biết, trong hơn ba giờ điều trần của các lãnh đạo tình báo Mỹ tại Quốc hội, « tất cả mọi người đều đồng ý rằng quyền hạn của NSA trong lĩnh vực thu thập tin tức tình báo phải bị giới hạn. Cơ quan này có thể tiếp tục thu thập các thông tin về số điện thoại, thời gian gọi hay độ dài đàm thoại, nhưng không được thu thập những gì liên quan đến nội dung. (…) Bên cạnh đó, các nhà phân tích phải đưa ra được các luận cứ làm cơ sở cho việc sử dụng các thông tin này ».

Một đồng thuận đạt được trong cuộc điều trần kể trên là những thành phần tham gia nhất trí là NSA sẽ phải tập trở nên minh bạch, nhưng các hoạt động tình báo là cần thiết, vì đây là vấn đề an ninh quốc gia.

Lãnh đạo cơ quan tình báo Mỹ thông báo đã phá vỡ được 54 vụ khủng bố trên thế giới, nhờ chương trình này và nhờ một chương trình thu thập thông tin khác. Chương trình thứ hai cho phép thâu nhận được thông tin về các trao đổi trên internet từ nước ngoài, bên ngoài lãnh thổ, thông qua các dịch vụ như Facebook hay Skype.

Tuy nhiên, thành tích này của ngành tình báo Hoa Kỳ đã bị chỉ trích. « Chưa bao giờ có gì chứng minh là việc thu thập các dữ liệu thập cẩm như vậy lại có thể cung cấp được các tin tức tình báo có giá trị, dẫn đến việc phá vỡ các âm mưu khủng bố », đây là nhận định của Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mark Udall, hôm thứ Tư 25/09. Nghị sĩ Mark Udall là đồng tác giả một dự luật cấm việc thu thập toàn bộ các « siêu dữ liệu » điện thoại và điện tử.

Nghị sĩ Udall và các đồng tác giả dự luật phê phán việc giải thích một cách hồ đồ của FBI và NSA đối với điều 215 của luật Patriot Act (Luật an ninh đặc biệt) sau các vụ khủng bố ngày 11/09/2001. Theo các tác giả dự luật, việc thu thập các dữ liệu điện thoại của tất cả các công dân Mỹ, vi phạm Tu chính án thứ Tư của Hiến pháp Hoa Kỳ. Đồng tác giả dự luật nhấn mạnh : « Các công dân Mỹ không có liên hệ với chủ nghĩa khủng bố hay gián điệp không thể sống trong lo ngại là bị NSA thăm dò tất cả các thông tin riêng tư của mình ».

Ngay từ đầu, Tổng thống Obama bày tỏ quan điểm ủng hộ cuộc thảo luận này. Theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ, một số tài liệu siêu mật đã được « giải mật ». Các tài liệu này cho thấy quy mô của việc NSA vi phạm đời sống riêng tư của công dân Mỹ, hoặc chất lượng của các hoạt động thẩm định nội bộ của ngành tình báo, theo đánh giá của nhiều nhà quan sát.

Về vấn đề này, bà Michelle Richardson, một thành viên hiệp hội bảo vệ các quyền tự do ACLU - vốn đã kiện chính phủ Mỹ - nhận định : « Đây là một hành động khởi sự, nhưng thực tình mà nói, chính phủ đã chỉ công bố những gì mà họ buộc phải đưa ra do sức ép của ngành tư pháp, của Quốc hội và của công luận. » Thành viên ACLU cũng ghi nhận rằng không có bất cứ một tài liệu quan trọng nào mô tả các chương trình gián điệp trên mạng (trong đó có Prism), đã được giải mật.

Cải cách tòa án bí mật FISC

Liên quan đến cuộc cải tổ hệ thống luật pháp về tình báo, tổng thống Mỹ cũng sẵn sàng cho một cải cách đối với FISC (Foreign Intelligence Surveillance Court), tòa án bí mật, phụ trách việc thẩm định hệ thống các chương trình thu thập tin tức tình báo. Tòa FISC bao gồm 11 thẩm phán, các phiên xét xử và quyết định của tòa cho đến nay diễn ra trong vòng bí mật.

Các nghị sĩ đề nghị lập ra chức vụ « luật sư hiến pháp », có tư cách độc lập, mà vai trò chính là đưa ra phản biện về các hoạt động của chính phủ trong lĩnh vực này, trước các thẩm phán của tòa FISC.

Nỗ lực cải tổ ngành tình báo Mỹ hiện đang ở thời điểm thuận lợi. Vào tháng 7/2013 vừa qua, 205 nghị sĩ dân chủ và cộng hòa tại Hạ viện (trên tổng số 435) đã gần như đồng thuận với việc cần có biện pháp để chấm dứt chương trình thu thập dữ liệu điện thoại, một cảnh báo đã được đón nhận một cách rất nghiêm túc từ phía Nhà Trắng.

Mỹ sắp ký hợp đồng một tỉ đô la để hiện đại hóa các phi cơ radar của Nhật



hiepdinhparis1973
Một chiếc AWACS của Không quân Mỹ đáp xuống căn cứ Akrotiri trên đảo Cyprus ngày 20/03/2011.


REUTERS/Andrew Winning

Thụy My

Lầu Năm Góc hôm 26/09/2013 đã thông báo cho Quốc hội về một dự thảo hợp đồng gần một tỉ đô la về việc hiện đại hóa các thiết bị vi tính của các máy bay radar Nhật Bản. Cơ quan Hợp tác Quốc phòng và An ninh (DSCA) phụ trách xuất khẩu vũ khí của Mỹ cho biết như trên.

Hợp đồng này sẽ được chính thức ký kết nếu trong vòng 15 ngày tới đây Quốc hội không phản đối. Cụ thể, số tiền 950 triệu đô la sẽ được dùng để hiện đại hóa đội máy bay Awacs gồm bốn chiếc của Nhật. Đây là loại máy bay được trang bị một hệ thống radar, có thể giám sát rộng rãi không phận và chỉ huy các hoạt động trên không hoặc phòng không.

Thông cáo của DSCA nói rõ, dự thảo hợp đồng gồm có việc cung cấp các thiết bị liên lạc mới, các phần mềm nhận dạng những thiết bị bay của đồng minh hay kẻ thù, kể cả việc chi phí huấn luyện và phụ tùng thay thế. Cơ quan Hợp tác Quốc phòng và An ninh Hoa Kỳ cho biết : « Việc hiện đại hóa này giúp đội máy bay Awacs của Nhật tương thích hơn với các máy bay Mỹ và cải thiện khả năng phối hợp hoạt động ».

Được chế tạo từ một khoang máy bay Boeing 767, chiếc Awacs có khả năng quan sát không phận với tầm rộng hơn rất nhiều so với các hệ thống radar trên mặt đất. Hoa Kỳ đã bán Awacs cho nhiều nước trong đó có Pháp, Anh, Ả Rập Xê Út.

Thương vụ này được loan báo vào lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Ngoại trưởng John Kerry sẽ đến Tokyo tuần tới để hội đàm với các đồng nhiệm Nhật Bản.

Trọng Thành

----------o0o-----------