Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Syria : Nga và Mỹ muốn Hội đồng Bảo an ra một nghị quyết "mạnh"

hiepdinhparis1973
Hai ngoại trưởng Mỹ - Nga John Kerry (T) và Sergueï Lavrov, Genève, 14/09/2013. REUTERS/Ruben Sprich


Trọng Thành

Theo AFP, hôm nay 20/09/2013, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết trong cuộc đàm thoại viễn liên với người đồng cấp Nga Serguei Lavrov, hai bên đã nói đến việc hợp tác để Liên Hiệp Quốc ra được « một nghị quyết cứng rắn » về tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria.

Lãnh đạo ngoại giao hai nước Mỹ-Nga có các tiếp xúc hàng ngày về hồ sơ Syria. Ngày 14/09 vừa rồi, tại Syria, hai bên đã đi đến thỏa thuận về việc giải giáp vũ khí hóa học của Damas.

Nhân cuộc tiếp đón người đồng nhiệm Hà Lan Frans Timmermans tại Bộ Ngoại giao, ông John Kerry tuyên bố, trong một cuộc trò chuyện dài với Ngoại trưởng Nga Lavrov, hai bên đã nói chuyện về việc hợp tác, không chỉ để thực thi các quy định của Tổ chức cấm vũ khí hóa học, « mà cả về một nghị quyết cứng rắn và mạnh tại Liên Hiệp Quốc ».
Hôm qua 19/09, Ngoại trưởng Mỹ đã hối thúc Hội đồng Bảo an ra một nghị quyết « trong tuần tới » buộc Damas tiêu hủy kho vũ khí hóa học. Từ thứ Hai tuần này, năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đang nỗ lực tìm kiếm thỏa thuận để cho ra đời một văn bản nghị quyết.

Hiện tại, Nga, đồng minh của Syria, đối lập với mọi khả năng cho phép dùng sức mạnh.

Trong khi đó, Tổ chức cấm vũ khí hóa học thông báo hoãn cuộc họp tại La Haye, dự kiến vào Chủ nhật tới, liên quan đến việc phá hủy kho vũ khí hóa học Syria. Theo các nguồn tin ngoai giao, văn bản phải được đưa ra thảo luận hiện còn chưa sẵn sàng, đặc biệt do các bất đồng giữa Nga và Mỹ.

Cuộc họp của 41 quốc gia thành viên của Hội đồng điều hành của Tố chức cấm vũ khí hóa học, về chủ đề giải trừ vũ khí hóa học Syria, đã nhiều lần bị hoãn lại.

Mỹ tìm cách thuyết phục Bắc Kinh về hồ sơ Syria

hiepdinhparis1973
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (P) gặp đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị của ASEAN, Brunei, 01/07/2013 - REUTER


RFI

Trước phiên khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các thương lượng ngoại giao về hồ sơ Syria vẫn tiếp tục. Theo hướng này, Hoa Kỳ tìm cách thuyết phục Trung Quốc không dùng quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An đối với nghị quyết về Syria. Hôm qua, 19/09/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tiếp đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị tại Washington. Nội dung cuộc gặp không được công bố.

Từ Washington, thông tín viên Anne Marie Capomaccio tường trình:
« Trước cuộc họp của Hội Đồng Bảo An, người ta không rõ liệu ông John Kerry đã thuyết phục được ông Vương Nghị hay không. Ngoại trưởng Mỹ đã nồng nhiệt cảm ơn Trung Quốc đã ủng hộ một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria, trước khi thừa nhận là có những bất đồng lớn giữa Washington và Bắc Kinh về các phương tiện để thực hiện giải pháp này.

Nói một cách đơn giản, Hoa Kỳ hy vọng Trung Quốc không ngăn cản Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết đe dọa trừng phạt Syria nếu thỏa thuận về việc xóa bỏ hệ thống vũ khí hóa học không được tôn trọng, trong lúc Bắc Kinh đã ba lần phủ quyết về chủ đề này. Mối lo ngại của ông Kerry là Hội Đồng Bảo An bị lôi vào một cuộc thảo luận triền miên về việc tìm kiếm và xác định các thủ phạm vụ tấn công ngày 21/08. Đối với Washington, mọi người đều biết, chính Damas phải chịu trách nhiệm và điều đó là chắc chắn.

Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố : Chúng ta thực sự không còn thời gian nữa để mà mỗi bên có một cách nhìn nhận và giải thích về các sự việc liên quan đến hồ sơ vũ khí hóa học của Syria. Cuộc đấu tranh chống vũ khí hóa học không phải là một trò chơi. Khí độc sarin đã được sử dụng và đã giết hại nhiều người.

Ông Kerry đề nghị Hội Đồng Bảo An ngay trong tuần tới, tiến hành bỏ phiếu một nghị quyết. Sẽ khó mà đạt được đồng thuận với Nga, thậm chí cả với Trung Quốc về văn bản này. Mọi người cũng chờ đợi một thời điểm quan trọng, đó là ngày mai, 21/09, chính quyền Damas sẽ phải trao cho Liên Hiệp Quốc danh sách đầy đủ các vũ khí hóa học và những cơ sở liên quan chiểu theo thỏa thuận Geneve ».

Syria : Thỏa thuận ngừng bắn giữa một nhóm Hồi giáo và đối lập vũ trang

hiepdinhparis1973
Các binh sĩ thuộc một lực lượng thánh chiến Hồi giáo (lữ đoàn Liwa al-Islam), thuộc Quân đội Syria Tự do, Alep, 19/09/2013. REUTERS/Molhem Barakat


Trọng Thành

Hôm nay, 20/09/2013, theo một tổ chức phi chính phủ, đụng độ tại thành phố Azaz giữa các nhóm vũ trang đối lập đã tạm ngưng lại, sau một thỏa thuận ngừng bắn. Ảnh hưởng rất lớn của các nhóm thánh chiến Hồi giáo theo Al-Qaida trong hàng ngũ đối lập gây lo ngại, đặc biệt sau báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho thấy hơn một nửa các đơn vị đối lập thuộc phe thánh chiến Hồi giáo.

Tổ chức Đài quan sát nhân quyền Syria thông báo, thỏa thuận giữa hai nhóm xung đột : Lực lượng chiến binh « Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Cận Đông » (EIIL) và Tiểu đoàn Cơn bão Phương Bắc (thuộc Quân đội Syria Tự do) đã được ký kết dưới sự bảo trợ của Lữ đoàn Tawhid, một nhóm vũ trang có thế lực thuộc Quân đội Syria Tự do, đồn trú tại Alep (miền bắc Syria).

Hai bên tham chiến chấp nhận ngừng ngay lập tức các xung đột, trả tự do cho những người bị bắt và hoàn trả tài sản chiếm đoạt. Để bảo đảm thỏa thuận được thực thi, Lữ đoàn Tawhid triển khai binh sĩ đệm vào giữa khu vực đóng quân ở hai bên xung đột.

Lữ đoàn Tawhid được điều động đến thành phố Azaz sau khi nhóm chiến binh Hồi giáo xâm chiếm thành phố này, trong cuộc tấn công tối ngày thứ Tư, 19/09. Đối lập Syria cáo buộc nhóm thánh chiến Hồi giáo thay vì chiến đấu chống chế độ Al-Assad lại quay sang mở rộng ảnh hưởng tại « các vùng được giải phóng ».

Hơn nửa số nhóm vũ trang nổi dậy Syria thuộc Hồi giáo thánh chiến

Liên Hiệp Quốc vừa công bố một báo cáo tổng hợp về các nhóm vũ trang thuộc phe nổi dậy Syria. Báo cáo cho thấy trong tổng số hơn 600 nhóm trên khắp lãnh thổ Syria, có đến hơn 300 nhóm mang lá cờ đen, biểu tượng của phe thánh chiến Hồi giáo, trong đó nổi tiếng nhất và có tổ chức nhất là Mặt trận Al-Norsa hay nhóm « Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Cận Đông », lực lượng vừa tấn công thành phố Azaz. Nhóm này, liên hệ trực tiếp với Al-Qaida, được sự tham gia của nhiều chiến binh nước ngoài.

Mục tiêu của nhóm không chỉ là lật đổ chế độ Damas, mà còn nhằm áp đặt sự thống trị lên toàn xã hội. Nhóm này nổi tiếng tàn bạo với các vụ hành quyết thường dân sau các « phiên tòa », mà họ tự lập ra, theo "luật của đạo Hồi". Những ai không theo quan điểm tôn giáo của họ bị trừng phạt. Nhẹ nhất là phạt đòn, trong những trường hợp tồi tệ nhất, nhiều người bị chặt đầu một cách hết sức dã man, như các đoạn video lưu truyền trên mạng cho thấy.

Theo nhận định của nhiều nhà quan sát, Quân đội Syria Tự do ngày càng suy yếu. Một trong các nguyên nhân chính là lực lượng này ít nhận được trợ giúp từ các quốc gia Phương Tây. Hoa Kỳ, Pháp hay Anh Quốc lo ngại các vũ khí chuyển giao cho lực lượng này sẽ lọt vào tay các nhóm Hồi giáo cực đoan. Nhiều chiến binh nổi dậy thất vọng vì Phương Tây hoãn tấn công trừng phạt Damas, nhiều người trong số họ tìm đến đầu quân cho các nhóm thánh chiến, với hy vọng kiếm được vũ khí và ngân phí. Ngược lại với các nhóm vũ trang thế tục thuộc Quân đội Syria tự do, các nhóm Hồi giáo thánh chiến không thiếu tiền và vũ khí, nhờ tiếp viện của một số quốc gia vùng Vịnh.

Trọng Thành

----------o0o-----------