Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Tình báo Mỹ nghe lén vụ tấn công khí độc từ Bộ quốc phòng Syria

 - Các cơ quan tình báo Mỹ đã nghe lén được những cuộc điện đàm hoảng hốt của một quan chức Bộ quốc phòng Syria với lãnh đạo một đơn vị vũ khí hóa học nước này sau vụ tấn công khi độc tuần trước, báo giới Mỹ đưa tin.

Một bé gái người Syria được chăm sóc tại bệnh viện dã chiến sau vụ tấn công hồi tuần trước
Một bé gái người Syria được chăm sóc tại bệnh viện dã chiến sau vụ tấn công hồi tuần trước

Thông tin được hãng tin AFP đăng tải dẫn nguồn tin của tạp chí Foreign Policy.

Theo đó “thứ Tư tuần trước, trong vài giờ sau cuộc tấn công hóa học kinh hoàng ở phía Đông Damascus, một quan chức tại Bộ quốc phòng Syria đã có những cuộc gọi đầy hốt hoảng với lãnh đạo một đơn vị vũ khí hóa học, yêu cầu câu trả lời về vụ tấn công bằng chất độc thần kinh khiến hơn 1000 người thiệt mạng”, bài báo viết.


“Những cuộc đối thoại này đã bị các cơ quan tình báo Mỹ nghe được. Đây là l​ý​
do ch ​ính ​yếu vì sao các quan chức Mỹ khẳng định họ chắc chắn các vụ tấn công là do chính quyền của ông Bashar al-Assad thực hiện, và là lý​ do quân đội Mỹ có thể tấn công trong vòng vài ngày tới”.

Bài viết trên xuất hiện giữa lúc các lực lượng Mỹ tích cực chuẩn bị cho việc tấn công Syria, cho dù phương Tây khẳng định mục tiêu không phải để thay đổi chính quyền tại đây, mà nhằm trừng phạt chính quyền của ông Assad vì đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường.

Cơ sở cho một cuộc can thiệp quân sự đã được Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đặt ra, người lần đầu tiên kể từ sau vụ tấn công hồi tuần trước, khẳng định  việc chỉ có thể được thực hiện bởi các lực lượng của ông Assad. Hàng trăm người được cho là đã thiệt mạng trong vụ việc.

Anh kêu gọi tấn công ngay

Trong lúc Washington đang củng cố các bằng chứng làm cơ sở cho quyết định tấn công, bên kia bờ Đại Tây Dương, chính phủ Anh cũng hối thúc các nghị sỹ và cộng đồng quốc tế hành động.

Theo tờ Telegraph, thủ tướng nước này, ông David Cameron khẳng định thế giới không thể “đứng nhìn” một sự vi phạm một hiệp định toàn cầu đã tồn tại 100 năm, quy định rằng việc sử dụng vũ khí hóa học là “không thể bao biện về mặt đạo đức và hoàn toàn sai trái”. Phát biểu trên được ông Cameron đưa ra khi bị chất vấn về khả năng nước Anh bị lôi vào cuộc chiến tốn kém tại Trung Đông.

Ông Cameron quả quyết rằng bất kỳ hành động quân sự nào nếu có sẽ là “hợp pháp, tương xứng và cụ thể” nhằm ngăn chặn các vụ tấn công bằng khí độc tiếp tục gây ra thương vong.

Trong khi đó về phần mình, Bộ trưởng ngoại giao Syria hôm qua tuyên bố nước mình sẽ sử dụng “tất cả các biện pháp có thể” để tự vệ. “Chúng tôi có những phương tiện để bảo vệ bản thân và chúng tôi sẽ khiến mọi người phải bất ngờ”, ông Walid al-Moallem tuyên bố.

Ông cũng khẳng định thế giới từng chứng kiến những cáo buộc tương tự của Mỹ và đồng minh với Iraq trước cuộc tấn công năm 2003, nhưng sự thực không có bằng chứng nào.

“Họ đã có một lịch sử với những lời dối trá – đó là Iraq”, ông al-Moallem nói.

Các kịch bản can thiệp quân sự của phương Tây vào Syria

      - Tất cả các tín hiệu từ Mỹ và Anh đều cho thấy rằng hành động quân sự chống lại Syria giờ đây rất có khả năng xảy ra. Các kế hoạch khẩn cấp đang được bàn thảo, các mục tiêu tiềm tàng đang được xem xét và nhiều thiết bị quân sự đang được đưa vào vị trí. 
 

Sau khi xảy ra vụ tấn công hóa học gần thủ đô Damascus của Syria hôm 21/8, vốn làm hơn 300 người thiệt mạng, các nước phương Tây đã cân nhắc khả năng can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông. Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói rằng việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria là một "lằn ranh đỏ" và nếu chính quyền Syria vượt qua giới hạn này thì Mỹ sẽ can thiệp.

Hải quân Mỹ đang triển khai vài tàu chiến, trong đó có 4 tàu khu trục chở ​hỏa tiễn  hành trình ở phía đông Địa Trung Hải và có thể là một tàu ngầm bắn tên ​hỏa tiễn .
Một tàu ngầm lớp Trafalgar của Anh cũng có thể là một bệ phóng tiềm tàng.

Nếu cần thêm hỏa lực, 2 tàu ​HKMH  Mỹ có thể thực hiện các cuộc không kích, và các căn cứ quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ và đảo Síp cũng có thể được sử dụng. Không lực Pháp cũng có thể tham gia.

Nhưng phương  ​cách  hành động quân sự nào đang được đề xuất? Các rủi ro là gì? Cơ sở pháp lý nào cho một hành động như vậy? Và có lẽ quan trọng nhất là, hành động quân sự của phương Tây có thể mang lại giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng Syria?

Các lực lượng sẵn sàng cho phương án can thiệp quân sự tại Syria.
Các lực lượng sẵn sàng cho phương ​thức  can thiệp quân sự tại Syria.

Các quốc gia tham gia

Các lực lượng sẵn sàng cho phương án can thiệp quân sự tại Syria

Mỹ

- 4 tàu khu trục USS Gravely, USS Ramage, USS Barry và USS Mahan hiện đang có mặt ở phía đông Địa Trung Hải, được trang bị các
​hỏa tiễn
 hành trình.

- Các
​hỏa tiễn 
 hành trình cũng có thể được phóng từ tàu ngầm.

- Các căn cứ không quân Incirlik và Izmir tại Thổ Nhĩ Kỳ, và tại Jordan, có thể được sử dụng để tiến hành các cuộc không kích.

- 2 tàu sân bay USS Nimitz và USS Harry S Truman hiện đang có mặt tại Trung Đông.

Anh

- Các
​hỏa tiễn
 hành trình có thể được phóng từ tàu ngầm lớp Trafalgar của Anh. Tàu ngầm hạt nhân HMS Tireless được cho là đã có mặt tại Gibraltar hồi cuối tuần qua.

- Lực lượng đặc nhiệm của hải quân hoàng gia Anh - bao gồm tàu sân bay trực thăng HMS Illustrious và các tàu khu trục HMS Montrose và HMS Westminster - hiện đang có mặt trong khu vực trong một đợt triển khai được lên kế hoạch trước đó.

- Căn cứ không quân Akrotiri của không quân hoàng gia Anh tại Síp cũng có thể được sử dụng.

Pháp

- Tàu
​HKMH
 Charles de Gaulle hiện đang thả neo tại Toulon ở phía đông Địa Trung Hải.

- Các máy bay chiến đấu Raffale và Mirage có thể hoạt động từ căn cứ không quân Al-Dhahra tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất.

"Sứ mệnh lan rộng"

Các phương ​thức  quân sự mà các lãnh đạo Mỹ và Anh đang xem xét rất rộng - từ một cuộc tấn công chớp nhoáng và có giới hạn nhằm vào các mục tiêu tại Syria (đây là phương ​  thức có khả năng nhất) cho đến một sự can thiệp quân sự tổng lực, bao gồm có các binh lính trên bộ - nhằm chấm dứt cuộc nội chiến tại Syria.

Những người hoài nghi về sự can thiệp quân sự lo ngại rằng bất kỳ một hành động quân sự nào cũng có thể leo thang. Các lực lượng phương Tây có thể bị lôi kéo vào một cuộc tranh giành kéo dài hơn, một sứ mệnh lan rộng có nguy cơ gây ra một cam kết quân sự dai dẳng mà nhiều người lo ngại có thể trở nên nguy hiểm như một Iraq hay Afghanistan thứ hai.

Các phương ​thức  quân sự của phương Tây tại Syria:

  1. Các cuộc tấn công từ xa có giới hạn

 

Một số người có thể kêu gọi các cuộc tấn công trừng phạt kiểu này.
Mục đích là nhằm thu hút sự chú ý của Tổng thống Assad và thuyết phục ông không sử dụng các vũ khí hóa học trong tương lai. Các mục tiêu có thể là các địa điểm quân sự có liên quan chặt chẽ tới chính quyền Syria, ví dụ như cơ quan đầu não hoặc doanh trại của các đơn vị tinh nhuệ.

Các cơ sở sản xuất ​  hỏa tiễn  cũng có thể bị tấn công. Sự thận trọng cần được đảm bảo nếu tấn công các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học vì sự rò rỉ các hóa chất độc hại có thể dẫn tới thiệt hại lớn.  Các địa điểm phòng không và trung tâm chỉ huy cũng có thể tấn công.

Sơ đồ mô phỏng các mục tiêu tại Syria có thể bị tấn công.
Sơ đồ mô phỏng các mục tiêu tại Syria có thể bị tấn công.

Ưu điểm của phương ​  thức   này là nó có thể được tiến hành nhanh chóng, gây ra ít rủi ro đối với các lực lượng phương Tây có liên quan. Các vũ khí có thể được sử dụng là ​hỏa tiễn  hành trình tấn công trên bộ Tomahawk, được phóng từ các tàu chiến của Mỹ và có thể là các tàu ngầm Anh.

Phương ​thức  quân sự này có thể bao gồm việc sử dụng các vũ khí phóng từ trên không, nhưng một lần nữa các vũ khí này sẽ được phóng từ xa. Các máy bay của Pháp và Anh có thể tấn công các mục tiêu tại Syria trong khi hoạt động từ các căn cứ tại nước mình, như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tại Libya, và trong trường hợp của Pháp tại Mali.

  1. Đẩy mạnh sự ủng hộ đối với phe nổi dậy Syria

Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã gọi đây là phương ​thức   đầu tiên của ông. Phương ​thức  này liên quan tới lực lượng không sát thương để đẩy mạnh huấn luyện và cố vấn cho các thành viên của phe nổi dậy. Phương ​thức  này là sự mở rộng của một số công việc hiện đang được tiến hành tại Syria.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này đã gây ra sự chia rẽ ngày càng lớn trong phe nổi dậy tại Syria và những lo ngại ngày càng gia tăng tại phương Tây rằng một số tay súng hiệu quả nhất trên bộ có thể tới từ các nhóm có liên hệ với các tổ chức kiểu al-Qaeda.

  1. Thiết lập một vùng cấm bay

Mục đích của phương ​thức   này là ngăn chặn chính phủ Syria sử dụng không quân để tấn công các phần tử nổi dậy trên bộ và để tái tiếp tế cho các căn cứ bị cô lập trên khắp Syria. Phương  ​thức   này đòi hỏi rằng hệ thống phòng không của Syria phải bị phá hủy và các lực lượng phải sẵn sàng để bắn hạ máy bay quân sự Syria nếu cất cánh. Một vùng cấm bay như vậy đã được thảo luận trong hơn 1 năm qua và về cơ bản đã bị phản đối.

Hệ thống phòng không của Syria có phạm vi rộng và được kết nối tốt trước khi xảy ra cuộc nội chiến. Hệ thống bao gồm một số lượng lớn các vũ khí thời Liên Xô, và một số các hệ thống vũ khí hiện đại hơn của Nga.

Tuy nhiên, tính hiệu quả của hệ thống này bị nghi ngờ. Trên thực tế, chính phủ để mất quyền kiểm soát các khu vực về tay lực lượng nổi dậy và không quân Israel đã chứng minh khả năng tấn công các mục tiêu nằm sâu bên trong Syria mà không bị đáp trả.
Một điều rõ ràng là việc thiết lập một vùng cấm bay có thể gây ra nguy cơ lớn đối với các máy bay của Mỹ và các đồng minh và phương ​thức    này đòi hỏi việc thiết lập một lực lượng đáng kể, chứ không chỉ là các máy bay chiến đấu mà còn là các tàu chở dầu và các máy bay chỉ huy trên không.

4. Thiết lập các vùng đệm

Ý tưởng này là nhằm thiết lập các nơi ẩn náu an toàn bên trong Syria, có thể gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, mà từ đó lực lượng có thể hoạt động và những người lánh nạn có thể được tiếp tế. Phương ​ thức   này cũng đã được thảo luận trước đó và bị phản đối.

  1. Kiểm soát kho vũ khí hóa học của Syria

Điều này có thể được thực hiện bằng cách phá hủy các kho vũ khí của Syria, cản trở sự di dời của các kho vũ khí hoặc bằng cách chiếm các cơ sở quan trọng. Điều này có thể cần sự tham gia lớn của Mỹ, trong đó có các lực lượng trên bộ, trong một khoảng thời gian chưa xác định.
Nếu vũ lực được sử dụng, viễn cảnh nhiều khả năng xảy ra nhất là phương
​thức  

  1. Nhưng bất kỳ một quyết định hành động nào cũng gây ra những câu hỏi sau:

 

- Cần thêm bằng chứng gì - nếu có - từ các thanh sát viên vũ khí Liên hợp quốc trước khi một hành động quân sự được thực hiện?
- Tính hợp pháp của một hành động quân sự trên phương diện luật pháp quốc tế là gì, đặc biệt là khi Nga và Trung Quốc chắc chắn phải đối việc ủng hộ một hành động quân sự tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc?
- Nhưng có lẽ câu hỏi quan trọng nhất là nếu hành động quân sự được "bật đèn xanh", điều gì sẽ diễn ra sau đó? Hành động quân sự có đưa Syria tới gần hơn với hòa bình hay không? Liệu hành động quân sự của phương Tây có biến mọi thứ tại Syria trở nên tồi tệ hơn hay không?

Mỹ có thể tấn công Syria vào ngày mai và trong 3 ngày

 - Các quan chức cấp cao của Mỹ ngày 27/8 cho biết trên ​đài  NBC rằng, Mỹ có thể tấn công tên lửa Syria trong 3 ngày, có thể bắt đầu vào thứ năm 29/8, và cuộc tấn công này là nhằm gửi tới Tổng thống Assad một “thông điệp” chứ không hoàn toàn lật đổ hay đánh bại đội quân của ông.

Mỹ có thể tấn công Syria vào ngày mai và trong 3 ngày
Hàng ngàn người đã thiệt mạng kể từ khi xung đột tại Syria bùng phát.


Bộ Ngoại giao Mỹ trong những ngày qua được cho là đã “gióng hồi chuông” trên khắp thế giới về khả năng dùng phản ứng quân sự trước việc Syria bị tình nghi dùng vũ khí hóa học chống phe nổi dậy vào ngày 21/8 vừa qua ở gần thủ đô Damascus. Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, mặc dù cộng đồng tình báo Mỹ sẽ ra đánh giá chính thức trong tuần này, nhưng “đã rõ như ban ngày” rằng chính phủ của ông Assad phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công.

Phó tổng thống Mỹ Biden thậm chí còn đi xa hơn, khi nói thẳng với Liên đoàn châu Mỹ ở Houston rằng: “Vũ khí hóa học đã được sử dụng”. “Không còn nghi ngờ gì về người chịu trách nhiệm cho vụ sử dụng vũ khí hóa học tàn ác này ở Syria: chính quyền Syria”, ông cho hay.


Thư ký báo chí ​Tỏa Bạch Ốc  Jay Carney hôm qua tái khẳng định ​​Tỏa Bạch Ốc sẽ không xem xét lật đổ ông Assad. “Lựa chọn chúng tôi đang xem xét không phải là thay đổi chế độ, mà là phản ứng đối với sự vi phạm rõ ràng một tiêu chuẩn quốc tế, đó là cấm sử dụng vũ khí hóa học”.

Tuy nhiên, Thượng nghị sỹ John McCain, nhân vật có tiếng nói trong các vấn đề quân sự, đã hối thúc chính quyền Obama tiến xa hơn, kêu gọi Mỹ và đồng minh cung cấp vũ khí cho “lực lượng phản kháng trên mặt đất”.

Lên kế hoạch tấn công 3 ngày

Các quan chức cấp cao Mỹ cho biết với hãng tin NBC rằng kế hoạch của Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến xa tới mức họ đã ước tính tấn công Syria trong 3 ngày. Sau đó, các nhà chiến lược có thể đánh giá tình hình và mục tiêu bị trượt sẽ bị tấn công trong vòng tiếp theo.

Và gần như chắc chắn Mỹ sẽ tiến hành các vụ tấn công ​hỏa tiễn  từ các tàu khu trục hoặc tàu ngầm hải quân ở Địa Trung Hải. Trong những ngày gần đây, Mỹ đã di chuyển các tàu khu trục tới gần Syria, quốc gia nằm ở rìa đông Địa Trung Hải. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cuộc di chuyển mang tính tượng trưng, bởi ​hỏa tiễn  Tomahawk của Mỹ chính xác tới nỗi không chỉ có thể bắn trúng mục  tiêu là các tòa nhà mà còn trúng từng cửa sổ. Các ​hỏa tiễn   này có thể bắn trúng các mục tiêu ở Syria từ xa phía tây Địa Trung Hải.

Giới chức hải quân Mỹ cũng cho biết 4 tàu khu trục đã xếp hàng để sẵn sàng tấn công. 4 tàu này gồm USS Barry, USS Mahan, USS Ramage và USS Gravely.

Hôm qua, tàu khu trục có ​hỏa tiễn   dẫn đường thứ tư USS Stout cũng đã tiến vào Địa Trung Hải, qua Straights of Gibraltar, mặc dù giới chức trách Mỹ cho biết tàu sẽ không tham gia tấn công
​  
 “4 tàu khu trục đang sẵn sàng đã có thừa đủ ​hỏa tiễn   hành trình” một quan chức cho hay. 

BT chuyển

----------o0o-----------