Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Trung Quốc đã để mất Myanmar như thế nào?

hiepdinhparis1973


Theo danh sách chính thức, trong tổng số hơn 900 đại biểu tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra ở Myanmar vừa qua, chỉ có 16 người đến từ Trung Quốc đại lục.

Ở thủ đô Naypyidaw của Myanmar, người ta khó có thể bỏ qua tòa nhà lộng lẫy được xây dựng bởi một công ty xây dựng trực thuộc nhà nước Trung Quốc. Vài năm trước, tòa nhà này được Trung Quốc tặng cho Myanmar như một cử chỉ thể hiện tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước.

Tuy nhiên, đầu tháng 6 vừa qua, trong khi hơn 900 lãnh đạo doanh nghiệp từ mọi nơi trên thế giới tụ họp tại Myanmar để tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới, người ta không thể không chú ý đến sự vắng mặt của Trung Quốc. Theo danh sách chính thức, trong tổng số hơn 900 đại biểu chỉ có 16 người đến từ Trung Quốc đại lục.

Giờ đây, Bắc Kinh đang đứng trước câu hỏi “ai đã để mất Burma?”

Cách đây chỉ 2 năm, Myanmar vẫn ở trong chế độ độc tài chuyên chế hoàn toàn và phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, giờ đây, quốc gia này đã mở rộng cánh cửa với những thay đổi và cải cách sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

Hầu hết các nước phương Tây đã dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với quốc gia này trong khi các nhà đầu tư toàn cầu háo hức xâm nhập thị trường đầy hứa hẹn. Ngoài thị trường tiềm năng có quy mô lên tới 60 triệu người tiêu dùng, Myanmar cung cấp cơ hội lớn trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vốn bị tụt hậu nhiều thập kỷ.

Tại hội nghị WEF vừa qua, các cựu tướng lĩnh của Burma sánh vai với các lãnh đạo doanh nghiệp đến từ Thái Lan, Việt Nam, châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Sự thiếu vắng của Trung Quốc càng được chú ý hơn bởi cái cách mà các bộ trưởng và thành viên trong nội các của chính phủ Myanmar đề cập đến Trung Quốc: “Chúng tôi rất cảm ơn Trung Quốc vì sự giúp đỡ của họ nhưng sau đó chúng tôi yêu cầu họ rời đi”, một vị bộ trưởng của Myanmar cho biết.

Giống như lời phát biểu tại buổi lễ khai mạc, bản thân Tổng thống Myanmar Thein Sein phản đối việc Trung Quốc gây ảnh hưởng đến những người hàng xóm nhỏ bé và nghèo khó hơn. Đến ngày thứ 2 của hội nghị, các báo đồng loạt đưa tin China Mobile - gã khổng lồ viễn thông trực thuộc nhà nước Trung Quốc – đã thất bại trong việc kết hợp với Vodafone để đấu thầu mở rộng mạng lưới điện thoại của Myanmar. Theo nguồn tin thân cận, các công ty Trung Quốc khó có thể giành chiến thắng.

Ở cả Bắc Kinh và Naypyidaw, người ta đều nhận ra rằng Trung Quốc đã xử lý mối quan hệ song phương một cách quá tồi tệ với sự kiêu căng ngạo mạn và đôi lúc can thiệp quá sâu vào chuyện nội bộ của Myanmar. Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vẫn có ảnh hưởng rất lớn ở Myanmar và thường can thiệp vào hoạt động kinh doanh ở đây. Thêm vào đó, rất nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ giữa 2 nước được xử lý bởi chính quyền địa phương và tướng lĩnh quân đội của Vân Nam – tỉnh có đường biên giới kéo dài với Myanmar nhưng chưa được quản lý.

Cho đến nay, tất cả các chuyến bay giữa Myanmar và Trung Quốc đều phải quá cảnh ở Côn Minh – thủ phủ của Vân Nam, bất chấp các chuyến bay từ Yangon tới Seoul, Singapore, Bangkok, Hồng Kông, TP Saigon và một số điểm đến khác đều là bay thẳng.

Cuối cùng thì, các tướng lĩnh của Myanmar quyết định rằng họ đã phải chịu ơn quá nhiều từ các lãnh đạo cấp thấp của Trung Quốc. Họ nhận ra rằng cách tốt nhất để phát triển là đa dạng hóa bạn bè.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Myanmar hoàn toàn quay lưng lại với Bắc Kinh. Trong vài tháng tới, đường ống mới sẽ bắt đầu khai thác khí gas của Myanmar. Tất cả đều dẫn tới Trung Quốc và các công ty Trung Quốc có một khởi đầu thuận lợi hơn rất nhiều so với các công ty phương Tây vốn đã tuân thủ lệnh cấm vận trong nhiều năm nay.

Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đã đề xuất chiến lược xử lý một cách khéo léo các mối quan hệ quốc tế. Trong đó chắc chắn phải có việc cân bằng với tất cả các bên vốn đang háo hức đầu tư vào Myanmar (trong đó có Trung Quốc).

Trong nỗ lực khôi phục lại tầm ảnh hưởng đã phai nhạt, Bắc Kinh phải tìm ra được nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm. Thật không may, các cuộc thảo luận về cải cách chính trị ở Myanmar bị cấm hoàn toàn trên các phương tiện truyền thông chính thống ở Trung Quốc. Thậm chí, The Lady – bộ phim nói về cuộc đời của bà Suu Kyi do Hollywood sản xuất – cũng bị cấm.

BT chuyển

----------o0o-----------