Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Giới đầu tư quốc tế đổ xô đến Miến Điện

Reuters
Thanh Phương

hiepdinhparis1973
Cổng chào cửa ngõ thành phố Naypyidaw, thủ đô Miến Điện


Khoảng 900 đại biểu đến từ hơn 50 quốc gia hiện đang có mặt ở Naypyidaw, thủ đô mới của Miến Điện, để dự Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á, sẽ khai mạc ngày mai 05/06/2013 và kéo dài trong ba ngày. Đây là một sự kiện mang đầy tính biểu tượng vào lúc mà Miến Điện, sau 50 năm bị cô lập trên trường quốc tế, bắt đầu mở cửa cho đầu tư nước ngoài, trở thành một địa điểm hấp dẫn giới doanh nghiệp toàn cầu.

Những cải tổ ngoạn mục mà chính phủ của tổng thống Thein Sein thực hiện : Trả tự do cho tù chính trị, cho bà Aung San San Suu Kyi trở lại chính trường, ngưng bắn với các lực lượng nổi dậy sắc tộc thiểu số, ... đã được các nước phương Tây tặng thưởng với việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt Miến Điện. Nhật Bản cũng vừa loan báo các khoản cho vay và viện trợ mới tổng cộng hơn 300 triệu euro để hỗ trợ các cải tổ ở Miến Điện.

Năm tới, Miến Điện cũng sẽ nắm chức chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và với tư cách này sẽ tổ chức nhiều cuộc họp thượng định quốc tế, với sự tham gia của các cường quốc châu Á và kể cả Hoa Kỳ.

Những thay đổi nhanh chóng của một quốc gia mà mới gần đây còn bị gần như toàn bộ cả thế giới tẩy chay đã gợi sự thèm thuồng của các nhà đầu tư ngoài quốc đang rất muốn đến khai thác những nguồn tài nguyên dồi dào tại Miến Điện. Chưa bao giờ, Diễn đàn kinh tế thế giới về châu Á lại thu hút đông người dự như thế, theo ghi nhận của ông Sushant Palakurthi Rao, đặc trách về khu vực này của Diễn đàn. Thủ đô trẻ của Miến Điện Naypyidaw ( Miến Điện chỉ mới dời đô vào năm 2005 ) coi như sẽ trải qua cuộc trắc nghiệm quốc tế đầu tiên.

Nhưng sự mong đợi quá lớn của giới doanh nghiệp ngoại quốc càng tạo thêm áp lực lên chính quyền Naypyidaw, bởi vì nước này phải vượt qua rất nhiều trở ngại. Đúng là trong thời gian qua, Miến Điện đã có một số nỗ lực vực dậy nền kinh tế : thả nổi đồng nội tệ, tăng cường tính độc lập của Ngân hàng Trung ương, ra luật đầu tư ngoại quốc. Nhưng Miến Điện hiện vẫn chưa có một khuôn khổ luật pháp hoàn chỉnh, hệ thống tư pháp thì tham nhũng nặng nề, hệ thống ngân hàng thì còn sơ khai và cơ sở hạ tầng phải được xây dựng lại từ đầu. Những vụ bạo động tôn giáo đẫm máu mới đây cũng đã gây lo ngại cho tiến trình cải tổ ở Miến Điện.

Trong ba ngày Diễn đàn, các đại biểu sẽ hiểu rõ hơn về những thách đố đang chờ đón Miến Điện. Thật ra thì họ cũng đã đối diện ngay với thực tế rồi, vì trong bản hướng dẫn các đại biểu quốc tế, ban tổ chức Diễn đàn đã ghi rõ là ở Miến Điện không có máy rút tiền cho người nước ngoài, không thể chi trả bằng thẻ tín dụng và sẽ không xài được điện thoại thông minh smartphone vì không có mạng lưới điện thoại di động 3G. Chính thứ trưởng bộ Kế hoạch và Phát triển kinh tế của Miến Điện, Set Aung cũng nhìn nhận rằng : « Chúng tôi như đang ngồi trên đống lửa ».

Dầu sao, lịch sử Miến Điện vừa được đánh dấu bằng một sự kiện quan trọng, đó là sau hơn sáu thập niên vắng mặt, tập đoàn nước giải khát Coca-Cola nay vừa quay trở lại Miến Điện với việc khai trương một nhà máy mới hôm nay.

TAGS: KINH TẾ - MIẾN ĐIỆN - PHÂN TÍCH

Thanh Phương

----------o0o-----------