Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa



MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với Ủy Ban Vận Động Hiệp Định Paris 1973.

Tin Hải Ngoại

--------o0o--------

Tập Cận Bình Thua Ở Phi Châu


(04/06/2013)
Tác giả : Vi Anh

Chuyến công du đầu tiên một tuần lễ của Ô Tập cận Bình đến Phi Châu mới đây không còn là những bước đi của người khổng lồ hào phóng đến Phi Châu nữa. Người dân ở lục địa từng là cái nôi của Loài Người này nhìn Ông Tập cận Bình như là hiện thân của “Made in China” nguy hiểm và là biểu tượng “Red China” thực dân mới.

Hoàng kim thời đại của TC đã qua rồi. Nhớ cách đây khoảng một thập niên, vào năm 2004, TC là cảm hứng, kỳ vọng của các nước Phi Châu. TC tổ chức tại thủ đô Bắc kinh, một cuộc hội họp ngoại giao, chánh trị, mà có cả 40 quốc trưởng và đại diện chánh quyền của 48 nước Phi Châu tham dự. Toàn thể "nhứt trí" thông qua Nghị Quyết "hạ quyết tâm lớn" liên kết với nhau và đòi hỏi các nước giàu, ý nói các nước Tây Phương, trong đó chánh yếu là phải giữ lời cam kết mở cửa thị trường, tài trợ và giảm nợ.

Trước đó một chút TC cũng đã bước sang Trung Đông, Nam Á với Liên minh Thượng Hải qui tụ một số nước nhiều xăng dầu ở Á châu, Trung Đông và Nam Mỹ là sân sau nhà của Mỹ. Iran là nước được mời và có đến nhưng với tư cách quan sát viên vì TC vuốt mặt Mỹ nhưng còn nể cái mũi lõ.

Bước chân khổng lồ của TC cũng bước thẳng vô nước, trên nước Mỹ. Học giả Peter Gries chuyên về Trung Quốc sự vụ bay đi TB Oklahoma để dự một cuộc phỏng vấn xin việc làm. Ông vô cùng ngạc nhiên không thấy vết tích của những cow boys và giếng dầu Mỹ đâu nữa, mà chỉ thấy những cơ xưởng sản xuất hàng hóa mang nhản hiệu "Made in China". Đại đa số các cơ sở vừa và nhỏ của Mỹ chết rạp dưới làn sóng hàng hóa "Made in China" tràn ngập lãnh thổ Mỹ. Lợi thế áp đảo của TC so với Mỹ là giá thành sản xuất ở TC rất thấp vì Đảng Nhà Nước kềm giá nhân công rẻ hàng nhiều chục lần so với công xá Mỹ và giữ giá đồng nhân dân tệ thấp để đẩy mạnh xuất cảng và cạnh tranh với hàng hóa Mỹ với Đô la cao giá hơn. Đó là điều mà ứng cử viên tổng thống Hoa kỳ Romney gọi là TC thao túng tiền tệ.

Chẳng những TC tràn ngập các thành phố quốc tế của Mỹ như New York, Chicago, Washington và Los Angeles mà cả những thành phố nhỏ khắp nước Mỹ nữa. Văn hóa TC cũng đi theo vào Mỹ, chuyển hóa lối sống Mỹ ở những nơi này. Học sinh trường công Mỹ học tiếng Quan Thoại của TC. Ngân hàng Nhà nước TC mở ở Ohio. Việc khai thác kim loại của TC đã đánh bạt nghề truyền thống khai thác và luyện sắt thép của Mỹ tại Minnesota.

Nhưng bây giờ, một thập niên sau thì khác. Sức bành trướng của TC làm thiên hạ lo ngại. Dân Mỹ lo “chết vì TC” như tựa đề cuốn sách của hai giáo sư đại học Mỹ bán rất chạy. Chánh quyền Mỹ lo TC thao túng tiền tệ, lo bị TC tấn công tin học. Dân Phi Châu lo bị TC xâm thực. Đâu đâu cũng sợ đồ gian, đồ giả, đồ nháp, đồ độc của TC tràn ngập thị trường. Các nước Á châu Thái Bình Dương lân cận TQ bị TC lấn đất, chiềm đảo, biển, biến Thái Bình Dương không còn thái bình nữa.

Phi Châu là lục địa giàu tài nguyên chưa khai thác, rất cần cho guồng máy kinh tế của TC. Ô. Tập cận Bình mới lên phải dành chuyến công du đầu tiên sang Nga để móc ngoặc chống Mỹ và ngay sau đó sang Phi Châu để khai thác tài nguyên. Tại Nga Ô. Bình “phóng tài hoá thu nhân tâm”, móc nối cựu đồng chí Putin chống Mỹ, là bay liền sang các nước Phi Châu giàu tài nguyên để khai thác. Nhưng lực bất tòng tâm. Hầu hết nhân dân và chánh quyền của lục đia này từ lâu nhìn TC như thành phần bất hảo, một loại siêu thực dân kiểu mới, một hoàng hoạ trong những cơn khủng hoảng kinh tế thế giới.

Ô. Tập cần Bình cố gắng tối đa sửa mặt, sửa mày, tạo hình ảnh TC cho khá hơn, nhưng vô ích. Người dân Phi Châu đã có kinh nghiệm CS sau hơn một thập niên lân la với TC, nên không nghe những gì CS nói mà nhìn những gì CS làm, CS chỉ làm những gì có lợi cho CS mà thôi.

Ông Bình gân cổ trình bày, hứa hợp tác bình đẳng với các nước châu Phi, bất luận lớn nhỏ, mạnh yếu, và chống đối nước lớn ăn hiếp nước nhỏ, và nước mạnh làm chủ nước yếu. Ông vuốt ve Phi Châu, tuyên bố Phi Châu thuộc về người châu Phi. Ông hứa cho các nước này vay 20 tỉ mỹ kim trong 2 năm tới, tặng cho Liên hiệp châu Phi (UA) một trụ sở mới ở Addis-Abeba trị giá 150 triệu euro, cấp học bổng, cấp nhân viên y tế.

Nhưng vô ích, lời của Ô Bình không có tiếng dội. Người dân và chánh quyền các nước Phi Châu đại đa số tin TC là đại hoạ và càng ngày càng bất mãn với người TC. Phi Châu nhận thức rõ TC coi Phi Châu như thuộc địa khai thác tài nguyên và di dân của TC để giải quyết nạn nhân mãn ở TC. Đại da số dân chúng các nước Phi Châu thấy càng giao thương với TC càng thiệt thòi. TC đầu tư nhiều nhứt ở Phi Châu, năm 2012 là 200 tỉ đô la, tỷ lệ tăng 60%. Nhưng TC tung nhiều đoàn quân chí nguyện, một đội quân thứ năm nguy hiểm còn hơn con ngựa thành Troie nữa, với cả 2,000 công ty Trung Quốc đặt bản doanh ở Châu Phi. Đoàn quân này sống, “chiến đấu và làm việc” như quân lê dương của TC.

TC khai thác tài nguyên ở Phi Châu chở về TQ. TC không chuyển giao kỹ thuật, không phát triển hạ tầng cơ sở, mà làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiểm môi sinh, muốn cải tạo phải tốn hàng trăm lần hơn số tiền mà TC bỏ ra đề mua quặng mỏ.

Có cả hai triệu người TC làm ăn ở Phi Châu, riêng ở Angola đã có 250,000 người. TC lập xóm, lập làng sống riêng, canh gác không cho người ngoại vào, như một quốc gia trong quốc gia đối với người bản xứ.

TC thường bị thiên hạ chê trách là thiếu trách nhiệm, thiều văn minh, chỉ làm giàu trên thiệt hại của các nước, hành động bá quyền nước lớn, hầu hết thiên hạ tránh né, kể cả các nước đang phát triễn. Phải chăng TC sớm nở, sớm tàn, thời đại của TC sắp qua./.(Vi Anh)

Vi Anh

----------o0o-----------