Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Trang Tài Liệu Lịch Sử

--------o0o--------

HỒ CHÍ MINH CÓ MẤY VỢ và BAO NHIÊU NGƯỜI TÌNH LẺ ?

Sử gia Trần Gia Phụng

HoChiMinh

(Theo tác giả Nguyễn Minh Cần, lúc xảy ra vụ án ông là Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội (tức Phó thị trưởng), thì Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng bộ Công An chính phủ Hà Nội, nhiều lần đến nhà bà Xuân để hãm hiếp bà từ ngày 6-2-1957, và cuối cùng đã giết bà Xuân ngày 11-2-1957 bằng cách đánh búa vào đỉnh đầu (theo khám nghiệm của bác sĩ), rồi quăng xác ở dốc Cổ Ngư.

1 Tăng Tuyết Minh (vợ chính thức có hôn thú, đã có thai với Hồ, nhưng sau phải phá thai vì mất liên lạc với Hồ)
2 Nguyễn Thị Minh Khai (người đồng chí, người tình đã ăn nằm như vợ chồng với Hồ, nhưng Hồ bệnh chết năm 1932, nên sau đó Minh Khai lấy Lê Hồng Phong sau Hội nghị 7 CSQT)
3 Nông Thị Ngát (gái Nùng có 1 con trai với Hồ, tên Nông Đức Mạnh)
4 Đỗ Thị Lạc (có một người con gái với HCM)
5 Nông Thị Xuân (gái trẻ sơn cước, có 1 con trai Nguyễn tất Trung sinh năm 1956 với Hồ)
6 Nông Thị Vàng (em gái bà Xuân vào ở chung với bà Xuân số 66 Hàng Bông Thợ Nhuộm)
7 Nguyệt (em gái bà Xuân vào ở chung với bà Xuân số 66 Hàng Bông Thợ Nhuộm)
8 Marie Bière (người tình lẻ Pháp)
9 Véra Vasiliéva (người tình lẻ trong đảng CS Nga)
10 Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Thanh Hóa, đòi Hồ phải làm công khai làm đám cưới, nhưng đảng ko cho, sau đó hủy bỏ !


Một người đến tuổi trưởng thành, lập gia đình là chuyện bình thường. Nhưng bản thân Hồ Chí Minh cũng như đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn xưng tụng ông Hồ là một người chỉ nghĩ đến việc phục vụ đất nước nên không có thời giờ lập gia đình, và không có vợ con. Thực sự có phải như thế không?

1. Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc :

Khoảng giữa tháng 11-1924, Hồ Chí Minh, lúc đó có tên là Lý Thụy, đáp tàu thủy từ Vladivostok (Liên Xô) đến Quảng Châu (Trung Hoa) với tư cách là thư ký kiêm thông ngôn cho phái đoàn cố vấn Borodin (Liên Xô) bên cạnh chính phủ Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu, trong giai đoạn liên minh quốc cộng lần thứ nhất ở Trung Hoạ Trong thời gian sống ở Quảng Châu, ngoài những hoạt động chính trị, Lý Thụy lấy một cô gái Quảng Châu tên là Tăng Tuyết Minh, đảng viên đảng Cộng Sản Trung Hoa, làm nghề nữ hộ sinh, ngày 18-10-1926.

Sau đây là lá thư của Lý Thụy gởi cho Tăng Tuyết Minh do Nha Liêm Phóng Đông Dương phát hiện ngày 14-8-1928:

“Dữ muội tương biệt, Chuyển thuấn niên dư, Hoài niệm tình thâm, Bất ngôn tự hiểụ Từ nhân hồng tiện, Dao ký thốn tiên, Tỷ muội an tâm, Thị nã da vọng. Tịnh thỉnh nhạc mẫu vạn phúc. Chuyết huynh Thụy. Tóm dịch: “Cùng em chia tay nhau, Thấm thoát nháy mắt đã hơn năm, Nhớ nhung tình sâu, Không nói cũng tự biết. Nay nhân gởi tin hồng nhớn, Xa xôi gởi lá thư mang tấm lòng, Mong em yên tâm, Là điều anh trông ngóng. Cũng xin vấn an nhạc mẫu vạn phúc. Người anh vụng về Thụy”
.
Theo tác giả Daniel Hémery, L Thụy không gặp lại được Tăng Tuyết Minh từ sau năm 1927, có thể vì Tuyết Minh bị thất lạc do chiến tranh quốc cộng ở Trung Hoa vào đầu năm 1927.
Cộng Sản Hà Nội phủ nhận mối quan hệ giữa Lý Thụy và Tăng Tuyết Minh. Họ cho rằng nếu lá thư có thật, chẳng qua là Lý Thụy thường thông tin với các đồng chí dưới dạng thư tình để qua mặt giới tình báo của các nước tới Quảng Châụ. Chú ý đọc kỹ lá thư với lời lẽ rất thân thiết lãng mạn (muội, huynh, tình thâm) thì không thể là thư liên lạc bình thường.

2. Nguyễn Thị Minh Khai, người đồng chí:

Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tới Vinh (Nghệ An), con ông Nguyễn Huy Bình là nhân viên hỏa xa, và là chị của Nguyễn Thị Quang Thái, vợ đầu của Võ Nguyên Giáp. Minh Khai học trường tiểu học Pháp Nam ở Vinh. Năm 1928, Khai gia nhập Tân Việt Cách Mạng Đảng, sau đó qua đảng Cộng Sản Đông Dương, và sang Hồng Kông hoạt động năm 1930. Ở Hồng Kông, tới trụ sở chi nhánh Bộ Đông Phương của Quốc tế cộng sản, hằng ngày, vào buổi sáng, Minh Khai học chính trị do Lý Thụy đích thân truyền dạỵ Từ đó nẩy sinh tình cảm nam nữ giữa hai ngườị

Khi đến Moscow, Minh Khai khai báo lý lịch là đã có chồng, và mở ngoặc tên chồng là Lin. Lin là bí danh của Nguyễn Ái Quốc lúc đó.
Cũng theo nguồn tài liệu nầy, những phiếu ghi nhận đồ đạc trong phòng riêng hai người tới nhà ở tập thể của các cán bộ cộng sản cũng đều ghi hai vợ chồng Minh Khai, Lin cùng chung phòng, chung giường, chung đồ dung.

Tháng 4-1931, Minh Khai bị bắt ở Hồng Kông, đến đầu năm sau thì được thả rạ Trong khi đó, Lý Thụy cũng bị bắt và bị trục xuất ra khỏi Hồng Kông. Lý Thụy qua Quảng Châu, lên Thượng Hải, đáp tàu đi Vladivostok, rồi Moscow.

Ngày 25-7-1935, tới Moscow khai mạc đại hội cộng sản quốc tế. Phái đoàn đại diện đảng Cộng Sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu gồm có: Lê Hồng Phong, Quốc, Kao Bang, vợ Quốc và hai đại biểu khác từ Nam Kỳ và Ai Lao đến. (3)

Khi đến Moscow, Minh Khai khai báo lý lịch là đã có chồng, và mở ngoặc tên chồng là Lin. Lin là bí danh của Nguyễn Ái Quốc lúc đó.

Cũng theo nguồn tài liệu nầy, những phiếu ghi nhận đồ đạc trong phòng riêng hai người tới nhà ở tập thể của các cán bộ cộng sản cũng đều ghi hai vợ chồng Minh Khai, Lin cùng chung phòng, chung giường, chung đồ dùng... (5) Theo lời con gái của bà Vera Vasilieva (bà nầy là một nhân viên người Nga trong tổ chức Quốc tế Cộng Sản), kể cho nhà nữ sử học Sophia Quinn Judge (Hoa Kỳ), được ông Thành Tín viết lới trong Về ba ông thánh, thì trong thời gian diễn ra đới hội nầy, ông Lin (tức Hồ chí Minh) hay ghé lới nhà bà Vera Vasilieva thăm, và thường đi cùng với một phụ nữ Việt Nam tên là Phan Lan. Phan Lan là bí danh của Nguyễn Thị Minh Khai dùng khi ở Moscow. (6)Minh Khai học ở Viện Thợ thuyền Đông Phương tức trường Staline đến tháng 2-1937 thì về nước qua đường Pháp, đến Sài Gòn năm 1938. Năm 1940, Khai bị bắt, bị lên án tử hình, và bị bắn tại Hóc Môn năm 1941.

Theo tài liệu của đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong (tức Lê Huy Doãn), và có với Phong một người con gái tên Lê Thị Hồng Minh, sinh năm 1939. Nhưng trước khi làm vợ Lê Hồng Phong, những tài liệu trong tờ khai lý lịch và những câu chuyện do bà Sophia Quinn Judge đưa ra cho thấy một thời Minh Khai đã là vợ của Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh. Nhà báo Thành Tín còn đi xa hơn nữa khi đặt câu hỏi biết đâu tên Hồ Chí Minh là kỷ niệm về Minh Khaị Ngoài ra ông Hồ còn lấy tên là T. Lan để viết một quyển sách tự truyện tựa đề là "Vừa đi đường vừa kể chuyện". Cũng theo tác giả Thành Tín, biết đâu chữ Lan cũng lấy từ Phan Lan, bí danh của Minh Khai khi ở Moscow.

3. ĐỖ THỊ LẠC LÀ AI ??

Sau đại hội Moscow ngày 25-7-1935, Lê Hồng Phong (1902-1942) được Quốc tế Cộng Sản gởi về nước hoạt động, còn Nguyễn Tất Thành (hay Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc) bị thất sủng và bị giữ lại ở Liên Xô cho đến cuối năm 1938, Thành được gởi về Trung Hoa dưới một tên mới là Hồ Quang, điều khiển ban Hải ngoại đảng Cộng Sản Đông Dương.

Đầu năm 1940, Lê Hồng Phong bị bắt ở Phan Thiết, đưa vào Sài Gòn, bị đày đi Côn đảo rồi chết ở ngoài đó năm 1942. (8) Trong khi đó, cuối năm 1940, Nguyễn Tất Thành bắt đầu sử dụng thông hành mang tên Hồ Chí Minh, ký giả một báo do Cộng Sản Trung Hoa điều khiển.(9)

Vào đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, đặt căn cứ ở hang Pắc Bó, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (10) Sau khi củng cố nội bộ, huấn luyện đảng viên, phát triển cơ sở, và tổ chức hội nghị trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 8 (tháng 5-1941), đưa Trường Chinh đặng Xuân Khu (1909-1988) lên làm Tổng bí thư đảng, Hồ Chí Minh qua Trung Hoa tiếp tục hoạt động, đánh phá các cơ sở cách mạng không cộng sản, và kiếm cách xin Trung Hoa viện trợ. Cuối tháng 8-1942, Hồ bị chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng bắt giữ đến tháng 9-1943.(11) Ra khỏi tù, Hồ luôn luôn kiếm cách lấy lòng các tướng quân Trung Hoa ở Liễu Châu như Trương Phát Khuê, Tiêu Văn.

Lúc bấy giờ, phía Trung Hoa đang có sự hợp tác quốc cộng để chống Nhật. Tướng Tiêu Văn áp lực các tổ chức cách mạng Việt Nam hợp nhất với nhaụ Dầu bị Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội phản đối, Tiêu Văn vẫn cho tiến hành đới hội tới Liễu Châu ngày 28-3-1944 gồm đại biểu của tất cả các tổ chức chính trị Việt Nam. Các phe phái không cộng sản và cộng sản tranh luận gay gắt, nhưng cuối cùng cũng bầu ra được một ban chấp hành mới gồm có bảy ủy viên chính thức và một ủy viên dự khuyết là Hồ Chí Minh, và ba ủy viên giám sát.

Trong danh xưng mới, Hồ khéo léo ẩn mình, rất được Tiêu Văn tin cậỵ Hồ đề nghị Tiêu Văn cho mình về nước cùng một số cán bộ đã được Trung Hoa huấn luyện, và một số súng đớn, thuốc men và tiền bớc. Tiêu Văn đồng Ọ cho Hồ về Việt Nam với 18 cán bộ vừa mới tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự dựới Kiều (gần Liễu Châu), cộng thêm 76.000 quan kim, tài liệu tuyên truyền, bản đồ quân sự và thuốc men, nhưng không cấp vũ khí. Hồ về tới Pắc Bó (Cao Bằng) vào gần cuối năm 1944.

Trong số 18 cán bộ theo Hồ về nước lần nầy có Đỗ Thị Lạc tức "chị Thuần." Nhân thân của Đỗ Thị Lạc không được rõ ràng, chỉ biết rằng vào năm 1942, khi tướng Quốc Dân Đảng Trung Hoa là Trương Phát Khuê tổ chức lớp huấn luyện chính trị và quân sự cho các tổ chức cách mạng Việt Nam ở Đại Kiều (gần Liễu Châu), Đỗ Thị Lạc theo học lớp truyền tin. Khi về Pắc Bó, Đỗ Thị Lạc sống chung với họ Hồ một thời gian, lo dạy trẻ em và vận động vệ sinh ăn ở của dân chúng ở Khuổi Nậm gần Pắc Bó. Sử gia Trần Trọng Kim, trong sách Một cơn gió bụi đã cho biết Đỗ Thị Lạc đã có một người con gái với Hồ Chí Minh. Do tình hình biến chuyển, Hồ rời Pắc Bó đầu năm 1945 qua Trung Hoa, bắt liên lạc và hợp tác với tổ chức OSS dưới bí danh Lucius vào tháng 3-1945.

Đầu tháng 5-1945, Hồ về Việt Nam, ghé Khuổi Nậm (Cao Bằng) thăm Đỗ Thị Lạc một thời gian ngắn rồi đi Tân Trào (Tuyên Quang), và bị cuốn hút vào những biến chuyển lịch sử sau đó. Chuyện tình giữa Hồ với Đỗ Thị Lạc, cũng như với Minh Khai, Tăng Tuyết Minh bị giấu nhẹm, nên sau đó không còn dấu vết gì nữa.

4. Nông Thị Xuân, gái sơn cước:

Sau khi hiệp định Genève được ký ngày 20-7-1954, đất nước chia hai, hòa bình tái lập, Hồ Chí Minh về Hà Nội làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt). Ban bảo vệ sức khỏe trung ương, chuyên trách sức khỏe các nhân vật cao cấp, đã tuyển 1 phụ nữ thuộc "gia đình cách mạng" (16) tên là Nông Thị Xuân, người làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, thuộc sắc tộc Nùng. Cô Xuân được đưa về Hà Nội sống với ông Hồ năm 1955. Lúc đó, ông Hồ đã khoảng 65 tuổi, còn cô Xuân 22 tuổị Sau vài tháng có thêm một em gái của cô Xuân tên là Vàng, và một em gái con cậu ruột là Nguyệt cũng được đưa theọ Cả ba được sắp đặt sinh sống trong ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, gần đường Quang Trung, Hà Nộị Thông thường, để giữ bí mật về mối quan hệ giữa Nông Thị Xuân và Hồ Chí Minh, chính bộ trưởng bộ Công an của chính phủ Hà Nội là Trần Quốc Hoàn đưa cô Xuân vào gặp ông Hồ, rồi sau đó chở về. Bà Xuân rất được ông Hồ ưa thích, và có với ông Hồ một con trai năm 1956, đặt tên là Nguyễn Tất Trung, nhưng trước sau ông Hồ vẫn không cho bà Xuân vào ở phủ chủ tịch với ông, và không làm lễ cướị.

Thế rồi bỗng nhiên "vào một buổi sáng mùa xuân năm 1957, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụngchết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm [Hà Nội]. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng, đó chính là cô Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ, mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn..."

Theo tác giả Nguyễn Minh Cần, lúc xảy ra vụ án ông là Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội (tức Phó thị trưởng), thì Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng bộ Công An chính phủ Hà Nội, nhiều lần đến nhà bà Xuân để hãm hiếp bà từ ngày 6-2-1957, và cuối cùng đã giết bà Xuân ngày 11-2-1957 bằng cách đánh búa vào đỉnh đầu (theo khám nghiệm của bác sĩ), rồi quăng xác ở dốc Cổ Ngư. Điều nầy chứng tỏ thẩm quyền tối cao về chính trị tới Hà Nội lúc đó, hoặc Hồ Chí Minh, hoặc Bộ Chính trị trung ương đảng, hoặc cả hai bên, đã quyết định thanh toán bà Xuân khi bà nầy muốn công khai hóa mối liên hệ giữa bà với ông Hồ và đòi chính thức nhìn nhận đứa con, nên Trần Quốc Hoàn mới dám làm hỗn với bà Xuân trước khi giết. Người chứng kiến việc chị mình bị hãm hiếp và bị đem đi giết chết là cô Vàng cũng bị thủ tiêu khoảng ngày 2 hay 3-11-1957.

Ở đây, có lẽ nên mở một dấu ngoặc để tìm hiểu vì sao Trần Quốc Hoàn, ủy viên bộ Chính trị, bộ trưởng bộ Nội vụ nắm giữ ngành công an là một bộ quan trọng trong chế độ cộng sản, quyền lực đầy đủ trong tay, dư điều kiện và phương tiện để hành lạc trác táng, lại hành xử lạ lùng như vậỷ Trước hết, tuy được coi là lãnh tụ số một của chế độ
công sản Hà Nội lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh không được các lãnh tụ khác cũng như bộ hạ thực tâm kính trọng. Điều nầy được bộc lộ rõ nét trong những quan hệ riêng tư nội bộ mà dân chúng bên ngoài không được biết, ví dụ tuy bà Xuân đã từng là vợ của Hồ Chí Minh, Trần Quốc Hoàn vẫn xem thường và xài xễ cho bỏ ghét.

Cũng có thể việc xài xễ nầy bắt nguồn từ quan niệm dùng người hết sức tàn bạo của cộng sản: đó là khi một người đã hết sử dụng được thì tuyệt đối không còn được chút lưu tình chút nào, và bị coi là một thứ công cụ vứt đị, Hồ Chí Minh quyết định thanh toán bà Xuân, cho Trần Quốc Hoàn muốn làm gì thì làm; hoặc Trần Quốc Hoàn biết bà Xuân
sắp bị thanh toán, coi bà như một thứ đồ dùng, xài kẻo phí của trờị Ngoài ra, hành vi của Trần Quốc Hoàn còn chứng tỏ một tâm lý kiêu hãnh và tự cao, lãnh tụ số một dùng được thì "ta" cũng dùng được, "ta" có thua gì lãnh tụ đâu?

Sau khi bà Xuân qua đời, Nguyễn Tất Trung mới một tuổi, mồ côi mẹ, được dì là cô Vàng nuôi, nhưng rồi bị bắt đem đi gởi cho Nguyễn Lương Bằng (1904-1979), bí danh Sao đỏ, một lãnh tụ cộng sản Việt Nam. Năm bé Trung năm tuổi (1961), người ta lại chuyển cho tướng Chu Văn Tấn nuôị Chu Văn Tấn cùng sắc tộc Nùng với bà Xuân, là kẻ đứng ra tổ chức đơn vị cứu quốc quân đầu tiên của cộng sản ở vùng rừng núi Việt bắc. Khi ông Hồ qua đời ngày 2-9-1969, thư ký kiêm cận vệ của ông Hồ là Vũ Kỳ nhận Trung làm con nuôi và đổi tên là Vũ Trung.

Ngoài bốn nhân vật chính trên đây, theo tác giả Thành Tín tức cựu đại tá Bùi Tín của quân đội cộng sản Hà Nội, trong cuộc đời Hồ Chí Minh còn có một vài cuộc tình nhỏ như khi còn ở Paris, ông Hồ có một người tình tên là Marie Bière, lúc sang Hoa Nam, ông Hồ yêu bà Đặng Dĩnh Siêu, vợ Chu Ân Laị.

Sau đây là lời Thành Tín viết về hai "mối tình con" nầy của ông Hồ: "...Theo tài liệu ở Pháp, khi trẻ tuổi, làm thợ ảnh, ông Hồ có quan hệ với một cô đầm tên là Marie Bière nào đó..." Ở một đoạn khác, Thành Tín tiếp : "... Theo chị Sophia, có người kể với chị là ông Hồ còn có lúc yêu cả vợ ông Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu, khi gặp nhau ở Hoa Nam thời trẻ ông cũng có lúc có tình cảm mặn nồng với cả chính bà Véra Vasiliévạ Chị Sophia kể rằng con gái bà Véra
Vasiliéva nhớ lới rằng anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt, luôn mang cà vạt màu rất diện, xức cả nước hoa cực thơm..."

Sau hiệp định Genève, trước vụ cô Xuân, ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Hà Nội có ý kiến là ông Hồ cần có vợ để điều hòa tâm sinh lý, giúp giữ gìn sức khỏe được tốt. Người ta chọn cho Hồ Chí Minh một nữ cán bộ trẻ đẹp là cô Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Thanh Hóạ
Khi về Hà Nội gặp họ Hồ, cô Phương Mai đồng ý lấy ông Hồ với điều kiện là phải danh chánh ngôn thuận, nghĩa là phải làm lễ cưới công khai đàng hoàng.

Ông Hồ và các cán bộ lãnh đạo đảng Cộng Sản Hà Nội cho rằng ông Hồ không lấy vợ thì có lợi cho uy tín chính trị hơn (?) nên cuối cùng việc cô Phương Mai không thành. Về sau, cô Phương Mai được đưa lên làm thứ trưởng bộ Thương binh trong chính phủ Hà Nộị.

Qua các cuộc tình của Hồ Chí Minh, và nhất là qua sự kiện Nông Thị Xuân và Nguyễn ThịPhương Mai, người ta thấy rõ ông Hồ và cả đảng Cộng Sản Việt Nam muốn ông ta có cơ hội giải quyết sinh lý của một con người bình thường, nhưng không chịu công khai hóa một cách
danh chánh ngôn thuận đời sống vợ chồng, nhắm tạo cho ông ta thành huyền thoại về một siêu nhân suốt đời sống cô đơn, hy sinh bản thân cho đới cuộc của đất nước.

Đó là chưa kể chính bản thân của ông Hồ là một người say mê công danh đến cùng tột, và sự say mê đó được thể hiện rõ qua việc đảng Cộng Sản đã in cả hàng chục triệu quyển sách để thần thánh hóa ông Hồ, mà ông vẫn chưa thỏa mãn. Ông ta còn lấy những bút hiệu khác để viết sách tự đề cao mình. Đó là hai quyển “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” bút hiệu Trần Dân Tiên, và “Vừa đi đường vừa kể chuyện” bút hiệu T. Lan.

Các danh nhân trên thế giới viết hồi ký kể lại quá trình hoạt động của mình là chuyện bình thường. Trong hồi ký của họ, đôi khi họ cũng ca ngợi chính bản thân họ, nhưng vấn đề là họ tự đề tên thật và chịu trách nhiệm về những điều họ viết.

Ngược lại, Hồ Chí Minh giấu mình qua những tên khác để tự ca tụng mình. Dưới tên Trần Dân Tiên, ông Hồ đã mở đầu sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch như sau: "Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất đơn giản: Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lới thân thế của mình..." Sau đó, ông Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh tự đề cao mình: "...

Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn biết bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể cho tôi [?] nghe bình sinh của người được?..." (23) Trước phần kể chuyện của Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Sự Thật đã viết lời
dẫn nhập như sau: "...Trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, Hồ Chủ Tịch đã nêu tấm gương đạo đức cách mạng vô cùng trong sáng và đẹp đẽ, quyết tâm cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân
dân thế giớị.." (24) Nhà xuất bản Sự Thật là cơ quan chuyên xuất bản sách vở kinh điển của Trung ương đảng Cộng Sản, không thể không biết rõ lai lịch của quyển sách, lý lịch của người viết.

Nếu nhà xuất bản Sự Thật không biết sách của ai, hoặc tác giả chỉ là một nhà báo tầm thường không tên tuổi như Trần Dân Tiên hoặc T. Lan, thì chắc chắn không bao giờ sách được nhà xuất bản Sự Thật in ra. Do đó, chắc chắn nhà xuất bản Sự Thật biết Trần Dân Tiên và T. Lan là
Hồ Chí Minh mới dám in hai quyển trên. Chẳng những được in trong nước, mà các sách nầy còn được nhà xuất bản Ngoại Văn dịch
thành nhiều thứ tiếng khác nhau để phát hành khắp các nước trên thế giới trong suốt cuộc chiến tranh từ 1960 đến 1975. Đây không phải chỉ là ý đồ cá nhân của Hồ Chí Minh mà còn là chủ tâm của toàn đảng Cộng Sản Việt Nam nhắm suy tôn lãnh tụ, thần thánh hóa Hồ Chí Minh
để đánh lừa chẳng những đồng bào Việt Nam ở trong nước, mà còn cả toàn thể dư luận thế giới trong thời gian chiến tranh trước đây.

Trở lại chuyện vợ con của ông Hồ, ông ta cũng chỉ là một con người bình thường như mọi người, có vợ có con, nhưng lúc trẻ tham vọng trở thành lãnh tụ chính trị đã thúc đẩy ông chối bỏ trách nhiệm làm chồng, làm cha, và nhất là giấu kỹ tất ca? những quan hệ tình cảm cá nhân, nhắm tự tạo cho mình hình ảnh của một lãnh tụ chính trị độc thân, trong sạch, hy sinh cá nhân để suốt đời tận tụy lo toan việc nước, nhắm lôi cuốn quần chúng đi theo đường lối cộng sản của ông ta. Huyền thoại nầy rất cần thiết để xây dựng chế độ độc tài, nên ông Hồ và các đảng viên thân tín của ông càng ra sức gia công phát huy rộng rãi huyền thoại nầy cho những toan tính của đảng Cộng Sản. Nhưng một khi nhà lãnh tụ vong thân trong huyền thoại thì họ không còn được cuộc sống bình thường của con người, mà nhất nhất đều phải theo sự điều hành trong guồng máy của chủ nghĩa độc tàị. Do đó, khi trở thành lãnh tụ nhà nước ở Hà Nội, ông Hồ muốn quyết định bất cứ việc gì, dù có tính cách riêng tư, cũng đều có ý kiến của bộ chính trị đảng Cộng Sản, tức là nhóm lãnh đạo chóp bu của đảng Cộng Sản Hà Nội lúc bấy giờ.

Vì thế mới có chuyện đảng Cộng Sản đi tìm phụ nữ cho Hồ Chí Minh thỏa mãn nhục dục, nhưng một khi các cô gái đòi chính thức hóa bằng hôn lễ công khai, thì lại thoái thác rằng "bác" không lấy vợ để lợi cho uy tín chính trị hơn.

Trong chế độ cộng sản hiện nay ở Việt Nam, không phải chỉ có một trường hợp điển hình là Hồ Chí Minh, mà có thể còn nhiều khuôn mặt khác nữa... Hiện tượng nầy cũng không phải chỉ riêng ở Việt Nam mà là một hiện tượng chung của thế giới cộng sản. Lý do chính là trong thế
giới cộng sản không có cơ chế dân chủ, không có tự do ngôn luận, không có tự do báo chí từ đó không có sự chế tài đối với các lãnh tụ và các lãnh tụ vượt ra ngoài vòng dư luận, muốn làm gì thì làm, không sơ. sự phê bình của dân chúng. Điều nầy đưa đến nhiều hậu quả tai hại
rộng và lâu dài cho đất nước, khiến đất nước càng ngày càng đi xuống thê thảm như tình trạng Việt Nam ngày nay.

TÀI LIỆU LỊCH SỬ DÀNH CHO 80 TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG SỢ ĐỌC SỰ THẬT !

Tội ác dã man của Hồ Chí Minh và cái chết của bà Nông Thị Xuân



Bức Thư Mật liên quan đến cuộc tình của Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân
(Lưu giữ tại văn phòng Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam)

Cao Bằng ngày 29 tháng 7 năm 1983.

Kính gởi Ông Nguyễn hữu Thọ Chủ tịch quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tôi là một thương binh đã 25 năm nay vô cùng đau khổ, không dám hé răng với ai. Không phải chỉ vì vết thương bom đạn, chiến tranh mà là một vết thương lòng vô cùng nhức nhối. Nay tôi sắp được từ giã cái xã hội vô cùng đen tối này đi sang thế giới khác, tôi phải chạy vạy rất khó khăn mới viết được bức thư này lên Chủ tịch, hy vọng ông còn lương tri, lương tâm đem ra ánh sáng một vụ bê bối vô cùng nghiêm trọng tàn ác, mà người vợ chưa cưới của tôi là một nạn nhân. Nay tôi hy vọng những tên hung thủ được lột mặt nạ trước công chúng, không để cho chúng ngồi trên đầu trên cổ nhân dân.

Nguyên từ năm 1954 tôi có người yêu tên Nguyễn thị Vàng, 22 tuổi quê làng Hà Mạ, Xã Hồng Việt, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Cô Vàng có người chị họ là Nguyễn thị Xuân, tên gọi trong gia đình là cô Sang tức Minh Xuân. Tôi nhập ngũ đi bộ đội cuối năm 1952. Cô Vàng và cô Xuân tình nguyện vào công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhụ. Ðược mấy tháng sau ông Trần Ðăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần mấy lần đến gặp cô Xuân. Ðầu năm 1955 thì đem xe tới đón về Hà Nội, nói là để phục vụ Bác Hồ. Ðược mấy tháng sau thì cô Xuân cũng xin cho cô Vàng về Hà Nội, ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm với cô Xuân và cô Nguyệt con gái ông Hoàng văn Ðệ cậu ruột cô Xuân.

Ðã luôn 2 năm tôi chỉ được tiếp thư chứ không được gặp cô Vàng, người yêu của tôi. Nhưng khoảng tháng 10 năm 1957 tôi bị thương nhẹ được đưa về điều trị tại bệnh viện Huyện Hoà An. Chúng tôi vô cùng sung sướng lại được gặp nhau. Trong một tuần lể cô Vàng kể lại mọi nỗi đau xót cô đã gặp phải cho tôi nghe. Tôi xin ghi lại tỉ mỉ những lời cô Vàng tâm sự với tôi, mà không bao giờ tôi có thể lãng quên đi được. Vàng kể:

Ðầu năm 1955 cô Xuân được về gặp Bác Hồ. Bác Hồ định lấy cô Xuân làm vợ chính thức. Mấy tháng sau chị Xuân xin cho em cùng về ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm, Hà Nội. Còn tầng dưới thì cho ông Nguyễn Quý Kiên, Chánh văn phòng Thủ tướng phủ ở. Vì các lãnh đạo không cho chị Xuân cùng ở với Bác trên nhà chủ tịch phủ, giao cho ông Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn,

Bộ trưởng bộ Công an trực tiếp quản lý chị Xuân, cho nên chị Xuân mới được đem về ở 66 Hàng Bông Nhuộm, nhà của Công an.

TranQuocHoan

Cuối năm 1956 chị Xuân sinh được một cậu con traị Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Em có nhiệm vụ bế cháu. Ông Bộ trưởng Công an có nhiệm vụ quản lý chị Xuân nên thường đến luôn. Nhưng một buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rồi nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô xầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết” rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn.

Chị Xuân thất thểu đi ra khóc nức nở, ôm choàng lấy em. Em hỏi nó nắm tay chị, sao chị không văng vào mặt nó để nó dắt đi? Chị Xuân vừa nức nở vừa nói: Ðau khổ nhục nhả lắm. Chị phải nói hết để các em tha tội cho chị. Từ hôm chị mới về nhà này, có một bà già độ 60 tuổi ở một buồn dưới nhà, vợ một cán bộ Công an đã chết, lên thân mật nói chuyện với chị rằng: Sao cô ở đây một mình? Bạn đàn bà để tôi nói thật cho cô biết. Cái lão đem cô về đây là một tên côn đồ lưu manh, dâm ô tàn ác vô kể.

Tôi xin kể một vài chuyện cho cô nghe. Ông Lương Khánh Thiện, một Uỷ viên Trung ương, bị đế quốc Pháp giết có con gái tên là Bình. Chị Ðường, vợ anh Thiện đem con gái gởi bác Hoàn nhờ bác tác thành cho. Lão Hoàn đã hiếp nó, nó chửa rồi chọn một tên lưu manh vào làm Công an để gả cô Bình làm vợ. Lão lại đem một cô gái có nhan sắc nhận là cháu, cũng hiếp cô gái này cho tới chửa, rồi giết chết quăng xác xuống hồ Ha Le để khỏi mang tiếng. Cán bộ Công an nhiều người biết chuyện của nó, nhưng không ai dám hở răng, vì sợ lão vu cho tội gì bắt giam rồi thủ tiêu.

Nghe chuyện đó chị cũng khủng khiếp, nhưng lại nghĩ là nó đối với mọi người khác, còn đối với mình thì nó đâu dám. Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xõ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị.

Chị xô nó ra nói:

“Không được hỗn, tôi là vợ ông chủ tịch nước”.

Nó cười một cách nhạo báng:

Tôi Yêu Việt Nam biết bà to lắm nhưng sinh mệnh bà nằm trong tay tôi”.

Rồi nó lại nói: “Sinh mệnh tất cả dân tộc Việt nam, kể cả bố mẹ anh chị nhà bà cũng nằm trong tay tôi. Tôi muốn bắt ở tù, thủ tiêu đứa nào tuỳ ý. Và tôi nói cho bà biết cụ già nhà bà cũng không ngoài tay với của tôi”.

Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị.

Chị ngồi xụp xuống ghế nói:
“Anh cứ bắn đi”.

Nó cười khì khì :
"Tôi chưa dại gì bắn. Tôi tặng bà vật khác".

Nó dắt súng vào túi quần rồi rút ra một sợi dây dù to bằng chiếc đũa, đã thắt sẳn một cái thòng lọng. Nó quàng cái tròng vào cổ chị rồi kéo chị đi lại cái giường kia, đẩy chị nằm xuống, rồi đầu sợi giây nó buộc vào chân giường. Chị khiếp sợ run như cầy sấy.

Nó nói “Bây giờ bà muốn chết tôi cho bà chết“. Rồi nó lột hết quần áo chị, nó ngồi xuống nó ngắm nghía ngâm nga:

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?
Phẩm tiên đã đến tay phàm,
thì vin cành quýt cho cam sự đời.

Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt.

Nó kéo tay chị nói: “Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già mà còn vờ làm gái “.

Xong nó cởi thòng lọng cho chị, rồi nó ngồi bên chị tán tỉnh hàng giờ:
"Anh thương em lắm. Người ta gặp hạnh phúc phải biết hưởng hạnh phúc. Nếu em thuận tình thì muốn gì cũng có.

Nó đeo vào tay chị một chiếc nhẫn vàng, chị đã ném vào nhà xí.
Nó lại dặn: “Việc này phải tuyệt đối bí mật, nếu hở ra thì mất mạng cả lũ và tôi nói cho cô biết ông cụ tin tôi hơn cô" .

Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó. Thấy bóng dáng nó chị như một con mèo nhìn thấy con cọp, hồn vía lên mâỵ Nó muốn làm gì thì tuỳ ý nó. Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó. Nhớ lại lời nói của bà già, chị liền xin bác cho hai em về đây, mong tránh được mặt nó. Nhưng những hôm Công an gọi các em đi làm hộ khẩu, đi làm chứng minh thư lâu hàng buổi là nó tới hành hạ chị. Nó bảo chị phải nói cho hai em biết. Phải biết câm cái miệng nếu bép xép thì mất mạng cả lũ. Hôm nay nó lại đây trắng trợn như vậy vì nó tưởng chị đã dặn hai em rồi. Bây giờ việc đã xẫy ra chị thấy rất nguy hiểm.

Em nói: “Hay là chị em ta trốn đi”.
Chị Xuân nói: “Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin bác cho mẹ con ra công khai”.

Bác nói: “Cô xin như vậy là hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Ðức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô đành phải chờ một thời gian nữa”.

Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: “Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không?”.
Chị thưa: “Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu”.
Bác nói: Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối.

Chị suy nghĩ mãi mới thấy rõ, nó muốn vu cáo chị em ta liên hệ với gián điệp hoặc đặc vu gì đó để định kế thoát thân nếu việc của nó bị bại lộ Bây giờ ta trốn cũng không làm sao thoát khỏi tay nó, mà nó còn vu cáo giết hại ba chị em chúng ta.

Chị Xuân lại nói: “chị bị giết cũng đáng đời, chị rất hối hận xin hai em về đây để chịu chung số phận với chị”.

Em thấy nguy hiểm vì tên Hoàn đã nổi tiếng ở Bộ Công an là một tên dâm bôn vô cùng tàn ác. Ðến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đị Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phủ Doãn. Em hốt hoảng đưa cháu cho Chị Nguyệt, ra lên xe Công an vào bệnh viện. Em không được vô nhà xác, họ nói còn mổ tử thi. Lên một phòng chờ em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên.

Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì. Da dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm. Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nức. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị chùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu. Ðây là phương pháp giết người của bọn lưu manh chuyên nghiệp của nhiều nước đã xử dụng.

Em vô cùng đau khổ chạy về kể chuyện lại cho chị Nguyệt nghe để hai chị em cùng khóc. Ít lâu sau một cán bộ Công an đến bế cháu Trung đi, chúng em không được biết đem đi đâu. Rồi em thì được đi học một lớp y tá của khu tự trị Việt Bắc ở Thái Nguyên. Chị Nguyệt không biết họ cho đi đâu sống chết thế nào. Học mấy tháng thì em được chuyển về bệnh viện Cao Bằng, em khóc luôn, họ cho là em bị thần kinh nên cho về đây điều trị. May lại được gặp anh kể hết mọi chuyện cho anh nghe. Em nghĩ anh chỉ bị thương nhẹ, anh còn sống được lâu anh sẽ nói rõ cho toàn dân biết được vụ bê bối này. Còn em thì chắc chắn sẽ bị chúng giết vì em đã nói vụ này cho nhiều chị em bà con biết. Bọn hung thủ còn theo dõi em. Ở Cao Bằng có hôm em thấy thằng Ninh xồm tới gặp ông bác sĩ bệnh viện trưởng, được ít hôm họ tuyên bố em bị thần kinh được chuyển về điều trị tại Hoà An.

Tôi chỉ được gặp Vàng em tôi có một tháng, đến ngày mồng 2 tháng 11 năm 1957 cô Vàng đi về thăm ông cậu Hoàng văn Ðệ. Hung thủ đi theo rồi giết chết em tôi quăng xác xuống sông Bằng Giang đến ngày mồng 5 tháng 11 mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ. Tôi được tin sửng sốt chạy về cầu Hoàng Bồ thì thi hài đã được kiểm nghiệm và chôn cất rồị Nghe dư luận xôn xao bị đánh vở sọ, đồng hồ vẫn còn nguyên và người nhà đã nhận về chôn cất. Tôi đâm bổ về Hà Nội liên lạc được với một cậu bạn cùng học làm việc ở Toà án Hà Nội. Tôi kể vụ án em tôi bị giết thì bạn tôi sao cho tôi một bản Công Văn Viện Kiểm sát hỏi toà án về vụ em tôi và cô Xuân bị giết.

Tôi xin sao bản văn đó trình ông để tiện việc điều trạ Vụ này nhiều người bị giết. Cô Xuân, vợ cụ Hồ Chí Min h, cô Vàng, vợ chưa cưới của tôi, cô Nguyệt, còn nhiều người ở Trường y tá Thái Nguyên nghe chuyện Vàng kể đi nói chuyện lại cũng bị giết lây.

Mấy chục năm nay tôi tim gan thắt ruột, nghĩ cách trả thù cho em tôi nhưng sức yếu thế cơ đành ngậm hờn chờ chết. Theo Vàng dặn lại, tôi liên hệ với một số cán bộ về hưu Công an, kiểm sát họ cho tôi biết cậu Trung ngày đó đã được đưa về cụ Bằng nuôi. Ðộ 4, 5 tuổi thì gửi cho Chu Văn Tấn, đến năm 13 tuổi là năm 1969 ngày Bác Hồ mất thì giao cho ông Vũ Kỳ, nguyên Thư Ký của Bác, nay là Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ chí Minh làm con nuôi. Vũ Kỳ có 2 con đẻ là Vũ Vinh và Vũ Quang, còn Vũ Trung là con nuôi; là con chị Xuân với Bác Hồ. Tôi một thương binh sắp đi qua thế giới khác, máu hoà nước mắt viết thư này nhờ một người bạn chí tình, thành tâm bảo vệ lẽ phải, đánh máy bức thư gởi tới trình ông. Mong ông lưu ý xét cho mấy việc:

1- Các ông sẵn lòng bảo vệ chân lý điều tra cho ra những đứa thủ mưu, thủ ác, chứ không truy xét những người có lương tâm phát hiện lũ tàn ác.

2- Ở xã Hồng Việt bà con bạn hữu chị Xuân vào trạc tuổi 45 trở lên còn khá nhiều đều biết rõ ràng cô Vàng, cô Xuân, cô Nguyệt và chắc gia đình của cô Xuân còn khá nhiều di vật của cô Xuân. Nhưng tất cả mọi người đều khiếp sợ, không dám hé răng. Mong ông cho điều tra thận trọng, bí mật, vì việc điều tra này bị lộ thì cả lô bà con này bị thủ tiêu.

3- Cậu Nguyễn Tất Trung còn sống khoẻ mạnh nhưng việc điều tra lộ ra thì cậu cũng dễ dàng bị thủ tiêụ Tên hung thủ lái xe đón bà Xuân đi giết là Tạ Quang Chiến hiên nay là Tổng cục Phó Tổng cục Thể dục Thể thaọ Còn tên Ninh xồm thì chúng tôi không hiểu đã leo lên chức vụ nào rồi.

Từ thế giới khác kính chúc Ngài nhiều hạnh phúc.

Vợ chồng Nông thị Vàng


CÁI CHẾT CỦA HỒ CHÍ MINH: Một Phỉnh Gạt Kiệt Tác !!



Ts . Nguyễn ngọc Sẳng
Người chuyển bài : Quảng Nam

Sau cuộc tấn công thảm bại năm Mậu Thân 1968, Hồ Chí Minh vô cùng thất vọng và đã qua đời năm 1969. Ông ta để lại tờ di chúc được các nhà lãnh đạo Hà Nội thêu dệt, thần thánh hóa như là một cha gìa của dân tộc, suốt đời hy sinh cho dân cho nước, suốt đời cần kiệm, liêm chính. Tới cuối cuộc đời còn dặn lại đảng và nhà nước không được lảng phí tài sản quốc gia cho dù trong đám tang của mình. Nhưng sự thật ra sao?

Tờ di chúc được cộng đảng phổ biến cho thấy ông ta từ chối mọi bia mộ và hình tượng, chỉ muốn được hỏa thiêu và đựng trong ba chiếc hủ sành và đem chôn đơn sơ tại ba miền Bắc, Trung và Nam của đất nước. Trước khi hắt hơi thở cuối cùng ông còn ráng dùng hết sức còn lại dặn Bộ Chính Trị là hãy miển thuế cho nông dân sau khi chiến tranh chấm dứt. Con người yêu nước đến thế là cùng! Lịch sử thế giới từ cổ chí kim chưa có vị hoàng đế, hay lãnh tụ nào thương dân, yêu quê hương, đất nuớc họ như ông Hồ Việt Nam mình!

Vào tháng Giêng năm 2000, tại Hà Nội một vài tin tức từ kẻ xấu am hiểu tình hình trong cung đình đỏ xì ra thì hai năm trước khi người “điếm gìa” về gặp cụ Mác, cụ Lê thì đảng cộng sản Việt Nam đã yêu cầu một nhóm chuyên viên lăng tẫm của Liên Sô sang để chuẩn bị ướp xác cho một xác chết hiện chưa có. Để bảo đảm cho công việc không bị trở ngại trong bất cứ tình huống nào, Hà Nội đã cử ba y sĩ Việt Nam được chọn lựa kỹ càng, sang Liên Sô để thực tập công tác nầy.

Khi ông ta qua đời, xác chết được đưa đến một hang sâu cách phía tây Hà Nội một trăm cây số về phía bờ sông Hác để ướp và giữ nơi đó vì trong lúc còn đang chiến tranh. Sở dĩ xác được cất trong hang sâu vì sợ Mỹ dội bom, và được canh giữ bởi một toán đặc nhiệm khoảng ba chục người.

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Quý, chủ tịch Viện Đông Nam Á Châu ở Paris thì người ta không thể ngây thơ để tin tưởng rằng Hồ Chí Minh còn giữ được sáng suốt cho đến ngày cuối đời, và đã không biết gì về sự chuẩn bị ướp xác mình từ trước. “Tôi nghĩ đây là sự đánh lừa cuối cùng của ông Hồ. Ông được thần thánh hoá từ lúc còn sống, nên ông ta không muốn được ướp xác nghịch lại ý muốn mình, mà ông muốn mình giống như Lenine, người mà ông tôn sùng, và giống như Staline, có một cái lăng lộng lẫy sau khi chết. Chỉ có một điều là để đóng vai trò gần với nhân dân và là một người khiêm nhường để tiếp tục lừa dối dân chúng và thế giới, ông để nguời khác (Bộ Chánh Trị) thay ông để thực hiện ước nguyện nầy.” (Nguyên Văn, trang 161).

Sự dối trá cuối cùng. Theo xác nhận y khoa thì ông Hồ chết vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, và được loan báo ngày hôm sau vì không thể cho ông chết vào cái ngày kỷ niệm bản tuyên ngôn độc lập của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tương tự như trường hợp Phạm Văn Đồng, họ cho sống thêm một ngày nữa, vì không thể để ông chết vào ngày mà cả nước ăn mừng chiến thắng 30 tháng 4 lần thứ 25, đúng vào năm 2000. Sự thật ông Đồng từ trần vào ngày 30 tháng 4 năm 2000.

Tu Do Con Cac


Còn tư tưởng Hồ Chí Minh là gì mà tất cả học sinh muốn vượt qua ngưởng cửa nhà trường từ trung học đến đại học đều phải thấu triệt. Thật ra từ người dạy đến người học đều biết với trình độ lớp ba trường làng của họ Hồ thì làm gì tạo ra được một nguồn tư tưởng, một triết lý sống và chiến đấu. Có chăng đó chỉ là những mảnh vụn của sự lừa đảo, gian trá mà Hồ áp dụng suốt cuộc đời mình, rồi bọn xu nịnh gọp lại, tô lên lớp son phấn rẽ tiền để đặt cho một tên gọi là tư tưởng Hồ.

Ngay cã việc quan trọng nhất của cuộc đời Hồ là chiến đấu mà ông ta không biết được mục tiêu của nó là gì. Lúc để lừa dối những người quốc gia ông tuyên bố mục tiêu của ông là vì nền độc lập của dân tộc. Nhưng rất nhiều lần ông tuyên lại bố: “Chủ nghĩa Mác Lê không những chỉ xây dựng một cái túi thần và một kim chỉ nam, mà còn thực sự là một mặt trời soi sáng con đường đi đến chiến thắng cuối cùng, đến xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa” (Nguyên Văn, trang 159). Rành rành ông đã là tên lính xung kích mang chủ thuyết ngoại lai Mác Lê áp đặt lên quê hương dân tộc bằng phương tiện bạo lực, bạo tàn nhất trong lịch sử loài người.

Nói đến sự lừa dối không thể không đề cập đến những kẻ bị lừa, những nạn nhân của sự lừa dối không tiền khoáng hậu đuợc đa số người Việt Nam biết đó là triết gia Trần Đức Thảo, xuất thân từ Đường Ulm (1), là bạn học cũng là bạn thân của triết gia lừng danh Pháp là Jean Paul Sartre. Ông Trần Đức Thảo đã từng được Sartre bày tỏ sự khâm phục trong khi tranh luận và đã tạo được hình ảnh tốt cho Việt Nam trong văn giới Pháp. Hồ cho người sang mời thỉnh ông Thảo về để phục vụ quê hương.

Một số không nhỏ những người Việt thành công ở hải ngoại đều nghĩ đến sự cống hiến khả năng của mình cho đất nước. Ông Thảo là một trí thức không ngoại lệ. Sau khi về nước, rất nhanh chóng ông nhận ra bộ mặt thật của cộng sản, ông không ngần ngại trình bày quan điểm mình trong vấn đề văn học, nghệ thuật và tức thời những chế độ ưu đải của ông đều bị cắt hết. Ông trở thành tù nhân không song sắt. Sự đói khổ vằn vặt khiến nhà trí thức khoa bảng nầy bán hết sách vở, bàn ghế, rồi đến những bộ quần áo mà còn có người mua. Vậy mà vẫn không được buông tha, ông cuối cùng bị đày vào một miền quê hẻo lánh mà theo ông Trương Như Tảng viết trong hồi ký, ông Thảo giống như một người trên cung trăng, một tên khật khùng.

Năm 1993, vì biết ông không còn sống sót được bao lâu, người cộng sản tống ông sang Paris, nơi mà thời sinh viên ông được ái mộ, khâm phục. Ông qua đời tại đây trong nghèo đói và vô thừa nhận. Người cộng sản hủy hoại tài năng trí tuệ của đất nước một cách quá thô bạo.

Người thứ hai là luật gia Nguyễn Mạnh Tường, chủ tịch luật sư đoàn ở Hà Nội và cũng được đào tạo tại Pháp. Nghe lời kêu gọi của ông Hồ, ông Tường về để góp phần xây dựng đất nước. Vào khoảng năm 1956, phấn chấn trước phong Trào Trăm Hoa Đua Nở của Trung Quốc, giới văn nghệ sĩ, trí thức Việt Nam cảm thấy luồng gió tự do dân chủ đã thổi đến. Họ tung ra một số tác phẩm đế cao tự do, dân chủ. Hà Nội chờ cho các đoá hoa xuân nầy nở rộ để rối tất cả đều bị tóm gọn và đưa vào trại tập trung cải tạo, trong đó có vị cha để của bản quốc thiều Lưu Hữu Phước, và Nguyễn Mạnh Tường cũng cùng số phận với khoảng năm ngàn văn nghệ sĩ, trí thức vì đã bày tỏ quan điểm phong kiến và tiểu tư sản.

Ba mươi bảy năm sau, 1992, ông vẫn bị bạc đải. Tất cả nhu cầu sinh sống bị cắt bỏ kể cả trợ cấp y tế lúc đau yếu, ông Tường gởi bản Hồi Ký của mình đến Ủy Ban Việt Nam Tranh Đấu Cho Nhân Quyền ở Paris. Ông lên án sự dã man tột cùng của chế độ đối với trí thức vì muốn có tự do dân chủ, và ông không tỏ ra hối hận vì ông đã làm tròn bổn phận của một trí thức đối với dân tộc và trước lịch sử. Ông chết trong sự đói khổ vào năm 1996. Và tài sản duy nhất của ông còn để lại, đó là một con gà mái mà ông cùng vợ và đứa con gái lượm trứng để sống thoi thóp từng ngày.

Đây là một vài việc trong muôn ngàn lấn lừa dối mà người cộng sản đã làm trong suốt thời gian họ giấy loạn cho đến lúc họ hoàn toàn chiếm được miền Nam. Đây là bài học quí gía cho những ai còn lăm le hòa hợp, hoà giải với cộng sản để hòng kiếm địa vị.

Nhà ái quốc Phan Bội Châu mà còn bị chúng bán cho mật vụ Pháp để lấy tiền thưởng, huống hồ gì quí vị. Hãy liệu lấy hồn đừng mắc vào chiếc bẩy cũ mèm của cộng sản để rồi hối tiếc suốt đời.

Ts . Nguyễn ngọc Sẳng

++++++++++++++++++

Sử gia Trần Gia Phụng

----------o0o-----------