Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa



MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Trang Bình Luận

--------o0o--------

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa kỳ được soạn thảo dựa trên triết lý hành động:

(1)Tạo hoá tạo dựng nên con người bình đẳng và ban cho con người các quyền bất khả xâm phạm như quyền được sống, được tự do và quyền tìm kiếm hạnh phúc;

(2) Chính quyền có nhiệm vụ bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm này;

(3) Nếu chính quyền nào thu hồi những quyền bất khả xâm phạm naỳ, nhân dân có quyền nổi dậy và thành lập chính quyền mới”

Á Đông cũng có quan niệm “Dân là nước, chính quyền là thuyền. Nước có thể lật đổ thuyền.”, hay “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh “.

Đúng vậy, một văn kiện bất công không phải là luật mà nhân dân phải tôn trọng. ”an unjust law is not law (Cicero) và triết gia Anh quốc John Locke (1632-1704) đồng tình hỗ trợ nhân dân nổi dậy chống bất công, bạo ngược.

Thực hiện lý tưởng không những thực hiện chương trình hợp với cương thường đạo nghĩa mà còn phải ngăn cản người khác làm việc ác. Vì “Nếu người tốt vòng tay, tĩnh tọa, thì kẻ gian tà sẽ chiến thắng. (John S. Mill).

Kính chia sẻ :

Phấn I- Công giáo và sứ mệnhXây Dựng Xã Hội
Phấm 2- Nho Giáo và Sứ Mênh Xây Dựng Xã Hội
Phần 3 - Phật Gìáo vài Sứ Mênh Xây Dựng Xã Hội
Nhân KN Ngày Độc Lập của Hoa Kỳ năm thứ 248
Xin chia sẻ với qúy vi phần I

Kính

TXT
*********
SỨ MỆNH XÃ HỘI

Trần Xuân Thời
Tín hữu Thiên Chúa giáo thường rất tích cực trong công tác xây dựng xã hội, nghĩa là tham gia vào hầu hết các vấn đề thuộc đời sống trần thế, ngoài công tác dâng Thánh Lễ hàng ngày hoặc hàng tuần nơi Thánh Đường.
Sứ mệnh xã hội mặc nhiên đã được bao hàm trong giáo điều dạy mỗi tín hữu phải  "Mến Chúa yêu người". Mến Chúa, nói một cách giản dị là "Thờ phượng một Thiên Chúa và kính mến Người trên hết mọi sự và yêu tha nhân như mình ta vậy.”
 Yêu người là thực thi sứ mệnh xã hội, xây dựng trần thế về mọi phương diện liên quan đến đời sống con người. Từ những việc hàng ngày như lấy "lời lành mà khuyên người, mở miệng dạy kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội." cho đến các công tác quan trọng ảnh hưởng đến đời sống con người về các phương diện văn hoá, giáo dục. xã hội, kinh tế, chính trị nhằm sữa trị thế sự nên chính trực, xây dựng một thể chế công quyền nhân bản "vì dân, bởi dân và do dân", tôn trọng nhân phẩm, vì mỗi người sinh ra trên trần thế " đều mang hình ảnh của Thiên Chúa". Các chế độ phi nhân, độc tài đảng trị, coi rẻ sinh mạng con người, dù thuộc hữu phái hay tả phái, đều phải được loại bỏ v ì gây cản trở ngại cho con người tìm kiếm hạnh phúc trái với Thiên Luật. “Law of Creator or of nature forbids all political systems that are destructive of man’ real happiness.”  (Sir William Blackstone)
Việt ngữ có danh từ "Quốc Tự" có nghĩa nhà chung của quốc gia. Công có nghĩa công chính và còn có nghĩa là chung của mọi người và giáo là đạo Công Giáo “Catholic “, danh xưng được dùng từ năm 112 AD, vào  thời Giám mục Ignatius, Antioch, có nghĩa là đạo chung của nhân thế. Đã quan niệm là đạo chung thì trách nhiệm chẳng những lo phần linh hồn, tâm linh, mà phải xây dựng đời sống trần thế:
Thế gian này là chốn lưu đày, hư ảo, hay mội trường lý tưởng mà Tạo hoá đã ban cho nhân loại?  Tuỳ quan niệm nhập thế hay xuất thế của cá nhân hay tín niệm hệ của tập thể. Hãy tôn trọng sự tự do chọn lựa của mỗi người.
Thiên Chúa Giáo với quan niệm nhập thế, ưu tư cho tự do, no ấm chung của mọi công dân, mọi quốc gia. “Chúa đến để giúp cho đời sống của nhân thế được sung mãn”. Mọi người phải được sống hạnh phúc xứng đáng với nhân phẩm con người mang hình ảnh của Chúa. Chủ trương này được cụ thể hoá qua hệ thống cơ sở bác ái trên toàn thế giới và chính sách của Giáo hội qua lịch sử.
Đó là triết lý hành động căn bản cho mọi tín hữu trong tình "Mến Chúa, Yêu Người". Đường hướng đã rõ rệt thì còn gì phải e ngại khi phải dấn thân vào công tác xây dựng cộng đồng, xã hội. Chúng ta có nhiệm vụ xây dựng và cải tiến xã hội theo truyền thống chung của tín hữu Thiên Chúa Giáo.
Truyền thống hành hiệp, quan tâm đến sinh hoạt trần thế đã được thể hiện qua chính sách của Giáo hội trải qua gần 2000 năm lịch sử sau Chúa Giáng Sinh. Chính sách của các Đức Giáo Hoàng về xã hội, chính trị, kinh tế, giáo dục, đã là kim chỉ nam hướng dẫn hành động của mỗi giáo hữu khi phải chấp nhận thái độ thích ứng đối với các vấn đề trọng đại của cuộc sống, trong xã hôi, cộng đồng, quốc gia dân tộc và nhân loại.
 
I. VỀ PHƯƠNG DIỆN CHÍNH TRỊ:
Suốt 300 năm đầu sau Công nguyên, Giáo hội đã trải qua nhiều gian lao và thử thách. Triết lý căn bản của các vị Giáo Hoàng là xem gian lao là những nấc thang để xây dựng Giáo Hội. Các vị Giáo Hoàng tiên khởi không quản ngại khó khăn, càng bị bách hại bao nhiêu, các Ngài càng phấn đấu cho sự sinh tồn và bành trướng của Giáo Hội, đem công bằng, bác ái, xây dựng trần thế, " Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo" Tinh thần nhập cuộc xây dựng trần thế của các vị Giáo Hoàng tiên khởi đã gây ảnh hưởng sâu đậm trong nhân gian. Minh chứng cụ thể là Hoàng đế La Mã Constantine, người đã thiết lập vương triều tại Constantinople và ban hành lệnh Chúa Nhật là ngày quốc lễ, mọi công dân đều được nghỉ việc, tục nầy được áp dụng cho đến ngày nay.
Hoàng Đế Constantine trị vì đế quốc La Mã từ năm 324 đến năm 337 đã trở lại đạo Công giáo. Bà mẹ của HĐ Constantine là Vượng mẫu Helena đã đi tìm cây Thánh Giá nguyên thủy mang hình hài của Chúa Kitô trên đồi Golgota để bảo quản. 
Năm 380, Hoàng Đế La Mã Theodosius tôn sùng Thiên Chúa giáo như quốc giáo. “In 380, Emperor Theodosius made Christianity the only and official religion of the Roman Empire - To be a Roman was to be a Christian” (Catholic Church History, Bellito).
 Từ đó, Thiên Chúa Giáo đã ảnh hưởng lớn lao đến đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và luật pháp của La Mã và nền văn minh Tây Phương sau nầy được mệnh danh là nền văn minh Thiên Chúa Giáo.  Giáo hội đã tích cực đóng góp vào sự xây dựng một nền chính trị nhân bản bằng cách gây ảnh hưởng đến chính quyền cai trị của đế quốc La Mã.
Vào năm 494, sau Công nguyên, Đức Giáo Hoàng Gelasius I đã gửi thông điệp cho hoàng đế La Mã Anastasius vạch rõ hai hệ thống quyền hành ngự trị đế quốc La Mã, đó là: Thần Quyền tức là Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và Thế Quyền tức là đế quốc La Mã.
Thần Quyền như hồn và Thế Quyền như thể xác.  Hồn điều khiển xác. Hồn và xác không thể tách rời nhau được. Như vậy Thần Quyền hướng đạo
Thế Quyền về phương diện tinh thần và chính sách cai trị của thế quyền, vì thế, phải phù hợp với những giá trị tinh thần của Tòa Thánh.
Ảnh hưởng của Giáo quyền đối với đế quốc La Mã mỗi ngày một bành trướng đến nỗi Hoàng đế La Mã còn mang ý nghĩa "Thọ mệnh Trời trị vì thiên hạ" qua nghi thức tấn phong các vị Hoàng đế do Đức Giáo Hoàng chủ Ịễ.
Năm 800, Đức Giáo Hoàng Lêô thứ III đã tấn phong Charlemagne' lên ngôi Hoàng đế La Mã. Ngược lại, các vua, chúa, cũng đã bổ nhiệm các vị Giám Mục, tu sĩ, vào các chức vụ của triều đình. Quyền tấn phong song hành với quyền truất phế hoặc truất phép thông công và chế tài các vị vương tước phạm lỗi.  
Năm 1077, Đức Giáo Hoàng Gregory VII đã phạt Hoàng đế Henry IV đứng ba ngày trong tuyết giá trước điện Canossa, trước khi cho triều kiến. Đức Giáo Hoàng Gioan XXII đã truất phép thông công nhiều viên chức cao cấp của triều đình vi phạm giáo luật. Viên chức bị truất phép thông công cũng mất luôn quyền công dân.
Chính trị trải dài qua lịch sử bao gồm cả vấn đề cải tiến nhân sinh, tránh những hiểm họa chiến tranh, độc tài đảng trị của các chế độ phi nhân như các chế độ vua chúa chuyên chế, các chính thể độc tài Cộng Sản, phát xít của Đức quốc xã...
 Đức Giáo Hoàng Piô X đã nỗ lực chặn đứng Thế chiến thứ I và Giáo Hoàng Benedicto XV nỗ lực chấm dứt chiến tranh. Công nghiệp của các Ngài đã được ghi vào sử sách. Sử gia Edward Rice đã viết lại trong cuốn “The Church: A Pictorial History”.
Năm 1922, Giáo Hoàng Piô XI lên kế vị Giáo Hoàng Benedictô XV, tiếp nối công trình tranh đấu cho hòa bình thế giới và tình trạng sinh sống của giới lao động thế giới. Ngài đã cảnh cáo chế độ Đức Quốc Xã qua bản văn "Mit Brennender Sarge" có nghĩa là những chiếc hòm đang bốc cháy nhằm cảnh giác tai họa thế chiến do nhóm quân phiệt Hitler, đang đe dọa phát động.
Năm 1937, Giáo Hoàng Piô XII lên nhậm chức đã quyết liệt bài trừ các chính quyền độc tài chuyên chế chà đạp nhân quyền. Công tác xây dựng xã hội trần thế nhân bản của Ngài đã làm thay đổi sâu rộng đời sống của nhân loại, chẳng những về phương diện chính trị mà cả xã hội và giáo dục.
Năm 1971, Thượng Hội Đồng Giám Mục đã công bố bản văn về quot; Công bình trên thế giới - Justice in the world" nhấn mạnh về vấn đề bảo vệ công lý cho nhân thế vì thế giới đang bị bất công, đàn áp, làm tiêu hủy giá trị làm người
 
II. VỀ PHƯƠNG BIỆN PHÁP CHẾ:
Về phương diện luật pháp, từ thời Hoàng đế Constantine, các bộ luật Tư háp và Công pháp của La Mã được biến cải và thiết lập theo giá trị luân lý của Thiên Chúa Giáo. Phúc Âm được rao giảng tự do trong toàn đế quốc.
Các bộ luật này về sau dùng làm mẫu mực cho các quốc gia Tây phương mô phỏng để hình thành các bộ luật riêng cho mọi quốc gia trong tinh thần Thiên Chúa Giáo, kể cả luật pháp của Hoa Kỳ hiện nay, đều có sự hội nhập của Thiên luật vào nhân luật.  “The law of Creator is binding over all the globe, in all countries and at all times”.
Những cải cách của Giáo hoàng Gregory VII (1020-1085) đã tạo động lực cho việc hình thành luật pháp của các quốc gia châu Âu. “Luật pháp ra đời là để bảo vệ những người sống trong quyền quản hạt của luật đó. Sống trong một xã hội có luật pháp cai trị tốt hơn là sống trong xã hội vô pháp, vô thiên, cai trị bằng vũ lực.”
Linh mục Andrew Pinsent, viết trên tờ Catholic Herald, muốn nhắc nhở thế giới rằng nhiều điều tốt đẹp mà chúng ta tận hưởng hiện nay trong cuộc sống đã được Giáo hội bảo vệ và cổ vũ qua nhiều thế kỷ. LM Pinsent nhận định rằng Giáo hội có liên quan rất nhiều đến sự phát triển của luật lệ hiện đại và nhiều khái niệm pháp lý mà chúng ta thấy thường dùngg trong nền luât pháp tại các quốc gia dân chủ hiện nay.
 LM Pinsent viết: “Những cải cách của Giáo hoàng Gregory VII  đã tạo động lực cho việc hình thành luật lệ của Giáo hội và các quốc gia ở Châu Âu… Việc áp dụng triết học vào luật pháp cùng với những công trình vĩ đại của các tu sĩ như Gratian thế kỷ 12, đã tạo ra bộ luật có hệ thống và hoàn chỉnh đầu tiên, trong đó tất cả các bộ phận được xem là tương tác với nhau để tạo thành một tổng thể”
Cuộc cách mạng này cũng dẫn đến việc thành lập các trường luật, bắt đầu từ Bologna, Ý Đại Lợi (1088).  Từ đó, nghề luật ra đời, và những khái niệm như: Tư cách pháp nhân (legal entity), làm cơ sở pháp lý cho nhiều cơ quan ngày nay như trường đại học, hiệp hội thương mãi và quỹ tín thác; ngay tình( in good faith—bona fide; quyền hổ tương ( reciprocity of law/rights); bình đẳng trước pháp luật; (equality before the law); luật quốc tế (international law) ; xét xử bằng bồi thẩm đoàn (Trial by jury); habeas corpus (habeas corpus: Nghĩa là dẫn nghi phạm đến trước mặt tôi). Thủ tục này nhằm bảo vệ nghi can, toà ra lệnh cho nhân viên dẫn nghi can đến trước toà, chống lại các mật chỉ; hoặc để kiểm chứng sự hợp pháp của sự bắt giam; kiểm chứng thẩm quyền của toà án ra lệnh bắt giam; hoặc thi hành thủ tục bảo hộ thân nhân; nghĩa vụ chứng minh hành vi phạm tội không còn lý do để nghi ngờ ( beyond a reasonable doubt). The phrase "beyond a reasonable doubt" means that the evidence presented and the arguments put forward by the prosecution establish the defendant's guilt so clearly that they must be accepted as fact by any rational person. Quan niệm này khác với chủ trương giết lầm hơn bỏ sót của Cộng sản,. Các ý niệm này  đều là thành quả của nền văn minh và luật học do Giáo Hội Thiên Chúa giáo đóng góp.
Tại Đông phương Đức Khổng Tử đã thể hiện tinh thần trọng luật thiên nhiên qua danh ngôn” Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong “. Thuận Thiên thì sống, nghịch Thiên thì chết.  
Các ý niệm về nhân quyền, quyền bất khả xâm phạm không do nhân luật hay luật chính quyền cai trị ấn định mà các quyền bất khả xâm phạm là luât tự nhiên hay Thiên luật, con người được hưởng khi mới chào đời.  Chính quyền có bổn phận bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của thế nhân. 
Abraham Lincoln, Tổng Thống Hoa Kỳ, đã xác nhận quốc gia Hoa Kỳ được tạo dựng trong ơn Thánh Sủng của Chúa trong bài diễn văn lịch sử đọc tại Gettysburg, Pennsylvania năm 1863. "This Nation, under God, shall have a new birth of freedom and shall not perish on the earth". Tinh thần Thiên Chúa Giáo đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống của công dân Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật, dựa trên tinh thần và giá trị xã hội của Thiên Chúa Giáo.
Trong sinh hoạt hàng ngày, đâu đâu cũng văng vẳng lời cầu nguyện thể hiện trong mọi sinh hoạt của quốc gia, đinh ninh” trên đầu 3 tấc có thần linh”, hổ trợ cho hành vi được chính trực:
-   Lời cầu nguyện xin Chúa chúc phúc lành trong mọi điệp văn của Tổng Thống.
-   Lời nguyện xin Chúa chúc phúc trước khi khai mạc các phiên họp của Lưỡng Viện Quốc Hội.
-   Lời nguyện cầu trong lúc tuyên thệ tại Tòa án "So help me God".
-   Các phiên tòa khai mạc bằng câu "God save the United States and his Honorable Court".
-   Lễ Tạ ơn hàng năm được cử hành trọng thể.
-   Trên các công thự và giấy bạc đều có khắc câu: "In God we trust". Câu này thể hiện biểu hiệu của Hoa Kỳ được dùng từ năm 1860 và được Quốc Hội Hoa Kỳ thứ 84 biểu quyết dùng làm châm ngôn của Hoa Kỳ.
Tinh thần tôn giáo quả đã gây ảnh hưởng sâu đậm, hướng dẫn mọi khía cạnh sinh hoạt của xã hội Hoa Kỳ. Dẫu tin hay không tin vào Thiên luật. Thiên luật vẫn đã được thể hiện trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Universal Declaration of Human Rights) và được trên 190 quốc gia công nhận để cố gắng dùng làm mẫu mực bảo vệ nhân quyền chung cho nhân loại.  
Mỗi khi nhân luât (man-made law) không đủ để phán định tội phạm diệt chủng của những kẻ tham vọng thống trị thế giới, gây tế chiến thứ hai. Các phán quan trích dẫn Thiện luật để trừng trị những kẻ bất nhân, gây chiến tranh tang tóc cho nhân loại. 
Thiên luật hay luật Tự Nhiên (Natural law) Marcus Tullius Cicero Luât gia, Thượng Nghị Sĩ, Thượng Viện La Mã, triều đại Hoàng Đế Caesar, sinh năm 106 và qua đời năm 43 trước Công nguyên,  đã nhận định về luât thiên nhiên gồm 3 đặc điểm:
 “Luật thiên nhiên là luật lẽ phải hợp với Tự nhiên; nó có tính ứng dụng phổ quát, không thay đổi và có tính cách vĩnh viễn. Việc cố gắng thay đổi luật này là một tội lỗi, cũng không được phép cố gắng kháng cáo bất kỳ phần nào trong đó và không thể bãi bỏ nó hoàn toàn. Thiên Chúa là tác giả của luật này, người ban hành và thẩm phán thi hành luật này”
Các cuộc cách mạng Mỹ năm 1776 và cách mạng Pháp 1789 đã đặt căn bản trên luật Thiên nhiên để tranh đấu cho nhân quyền.
Sau thế chiến thứ hai, bốn quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Nga lập tòa án quân sự quốc tế tại Nuremberg từ 20-11-1945 đến 01 -10-1946, xử tội ác “chống lại nhân loại – crimes against humanity-của các viên chức dân chính và quân sự chính phủ Phát Xít Đức, Nhật gây thế chiến.  Mặc dù toà án căn cứ vào nhân luật (positive/man-made law) nhưng các phán quan cho rằng nhân luật (man-made law) không phải là yếu tố duy nhất để phán định phải trái.
“The positive law is not necessarily the sole determinant of what is right”.
Kết quả Adolf Hitler và hai viên chức cao cấp khác đã tự sát, 12 phạm nhân bị treo cổ và 3 phạm nhân bị án tù chung thân và 4 phạm nhân từ 10 đến 20 năm tù và 3 bị can được tha bổng.
Toà án quân sự quốc tế tại Tokyo, Nhật bản, đã treo cổ 7 can phạm và 16 can phạm bị phạt tù chung thân. 
Bản Tuyên Ngôn Đôc Lập của Hoa kỳ được soạn thảo dựa trên triết lý hành động:
(1)Tạo hoá tạo dựng nên con  người bình đẳng và ban cho con người các quyền bất khả xâm phạm như quyền được sống, được tự do và quyền tìm kiếm hạnh phúc;
(2) Chính quyền có nhiệm vụ bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm này;
(3) Nếu chính quyền nào thu hồi những quyền bất khả xâm phạm naỳ, nhân dân có quyền nổi dậy và thành lập chính quyền mới” 
Á Đông cũng có quan niệm “Dân là nước, chính quyền là thuyền. Nước có thể lật đổ thuyền.”, hay “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh “. Đúng vậy, một văn kiện bất công không phải là luật mà nhân dân phải tôn trọng.  ”an unjust law is not law (Cicero) và triết gia Anh quốc John Locke (1632-1704) đồng tình hỗ trợ nhân dân nỗi dậy chống bất công, bạo ngược.
Thực hiện lý tưởng không những thực hiện chương trình hợp với cương thường đạo nghĩa mà còn phải ngăn cản người khác làm việc ác. Vì “Nếu người tốt vòng tay, tĩnh tọa, thì kẻ gian tà sẽ chiến thắng.  (John S. Mill).
 
III. VỀ PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA GIÁO DỤC, KHOA HỌC
Từ thế kỷ thứ 4, ngôn ngữ mục vụ đã được biến cải từ ngôn ngữ Aramaic sang tiếng Latin. Từ đó, tiếng Latin được dùng trong nghi lễ cho đến năm 1963. Cộng đồng Vatican II đã quyết định chuyển từ ngôn ngữ Latin qua ngôn ngữ địa phương.
Phát triển giáo dục là mối lưu tâm lớn lao của Giáo Hội đối với các dân tộc. Giáo hội đã bành trướng giáo dục cấp đại học đầu tiên trên thế giới qua sự hình thành các tu viện và các cơ quan nghiên cứu kinh tế, xã hội, chính trị và khoa học đầu tiên của nền giáo dục Tây phương phát xuất từ các tu viện.
Các tu viện như Dominicans, Francisco đã đóng góp vào sự phát triển giáo dục từ thế kỷ thứ 8 với công trình diễn giảng về triết học, khoa học nhân văn.  Đặc biệt, Giáo Hội đã đóng góp vào sự bành trướng ngành ngoại giao.  Khoa chính trị học được phát triển với sự cộng tác của Machiavelli. Machiavelli viết cuốn sách "Sứ Quân". The Prince, được xem như tác phẩm đầu tiên phân tích tư tưởng và kỹ thuật chính trị được hệ thống hóa cho các vua chúa nghiên cứu và đã góp phần lớn lao vào sự trưởng thành của khoa học chính trị thế giới.
Năm 1540, Giáo sĩ Loyola lập Dòng Tên được Giáo Hoàng Paul III chấp thuận. Dòng Tên đã huấn luyện các giáo sĩ và thành lập các phái bộ truyền giáo gởi đi khắp năm châu, bốn bể để rao giảng phúc âm cho Mỹ Châu, Phi Châu, Á Châu, Úc Châu...Tạp chí liên lạc quot;Relationés" đã mô tả những phong tục tập quán mới lạ của các miền xa đất lạ. Giáo hội cô động gia tài văn hóa nhân loại để nghiên cứu, phổ biến trong các cơ sở giáo dục đại học giúp phát triển khoa học nhân văn và thay đổi chính sách của Giáo hội cho phù hợp với lối sống và hành đạo của mối địa phương.
Sự cải tổ chính sách và huấn luyện tăng lữ đã được Giáo hội lưu ý trước tình trạng biến chuyển của thời Phục Hưng - Renaissance - như một luồng gió mới thổi qua Âu Châu. Phong trào lãng mạn - Romanticism – cũng đã bành trướng qua các sinh hoạt văn hóa và dùng tôn giáo làm đề tài sáng tác.
Giáo hội nghiễm nhiên trở thành cơ quan bảo trợ cho các công trình phát triển nghệ thuật. Văn chương, thi phú, kịch nghệ, tranh vẽ, đều tìm nguồn cảm hứng qua các đề tài tôn giáo. Các công trình kiến trúc thể hiện nền văn minh Âu Châu đều thể hiện tinh thần Thiên Chúa Giáo, với các hình tượng Thiên thần trên các lâu đài nguy nga tráng lệ.
Các phái bộ truyền giáo đến các lục địa xa lạ, học nói ngôn ngữ địa phương, hội nhập vào đời sống bản xứ và lập các trường học, cơ quan giáo dục, tu viện, đại học, để giảng huấn và truyền bá văn hóa và văn minh, thực thi sứ mệnh văn hóa, mở mang kiến thức cho nhân loại.
Dòng Jean Baptiste De La Salle cũng đã đóng góp lớn lao vào công tác phát triển giáo dục cho toàn thế giới và một hệ thống giáo dục Lasalle toàn cầu. Tại Việt Nam công trình nầy thể hiện qua các trường như Taberd, Pellerin, Puginier tại Sài Gòn, Huế và Hà Nội và về sau tại các tỉnh, thị, đã đóng góp lớn lao vào sự phát triển giáo dục tại Việt Nam. 
Về phạm trù khoa học
Đức tin tôn giáo đã thăng tiến tinh thần nghiên cứu khoa học như thế nào?
“ Sự đóng góp về mặt khái niệm của Giáo hội cho sự ra đời của khoa học.  Khoa học đòi hỏi những giả định nhất định mà không phải lúc nào và ở đâu cũng có mặt và được khẳng định. Việc khoa học phát triển khi nào và ở đâu không phải là tùy tiện. Đó là kết quả của sự hội tụ các yếu tố. Vũ trụ quan
Một trong những yếu tố này là vũ trụ quan được hình thành bởi niềm tin Do Thái-Kitô giáo. Đã có rất nhiều nền văn minh tiên tiến trong suốt lịch sử. Tuy nhiên, như Nancy Pearcey và Charles Thaxton lưu ý, “Loại tư duy ngày nay được gọi là khoa học, với sự nhấn mạnh vào thực nghiệm và công thức toán học, đã nảy sinh ở một nền văn hóa—Tây Âu—và không ở nền văn hóa nào khác.”
Loren Eiseley nhận xét: “Chính thế giới Thiên Chúa Giáo cuối cùng đã khai sinh ra chính phương pháp thực nghiệm của khoa học một cách rõ ràng và rõ ràng.” Điều này làm nảy sinh câu hỏi: Đặc biệt tại sao khoa học lại phát triển vào lúc đó và ở đó? Điều gì trong thế giới quan của Thiên Chúa Giáo có lợi cho tâm trí khoa học?
Thế giới có trật tư và hợp lý. Đầu tiên, tính hợp lý khoa học giả định rằng  thế giới có trật tự . Học thuyết về Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ đã thấm nhuần văn hóa Tây phương với quan điểm thiên nhiên đến từ tâm trí của thần thánh; vũ trụ có thể hiểu được vì nó đến từ trí thông minh sáng tạo của thần thánh. Nếu không có một cấu trúc hợp lý với các mô hình và quy trình đều đặn thì sẽ không có hy vọng cho việc nghiên cứu thế giới tự nhiên.
Như Efron nhận xét, “Quan điểm cho rằng thiên nhiên là hợp lý được vay mượn từ thần học Thiên Chúa Giáo.” Rodney Stark cũng khẳng định:
“Thiên Chúa giáo mô tả Chúa như một đấng có lý trí, nhanh nhẹn, đáng tin cậy và toàn năng và vũ trụ là sự sáng tạo của cá nhân Ngài, do đó có một cấu trúc hợp lý, hợp pháp, ổn định, chờ đợi con người tìm hiểu.”
Ngày nay con người có vẻ hiển nhiên thấy rằng thiên nhiên có thể hiểu được và tuân theo những quy luật cụ thể có thể mô tả được thông qua các phương trình toán học nhưng không phải nền văn hóa nào cũng có quan điểm này.
Trên thực tế, không phải mọi nền văn hóa hay tôn giáo đều chấp nhận rằng thế giới thiên nhiên là có thật.
Đời không như ảo ảnh. Một số tôn giáo cho rằng thế giới vật chất chỉ là ảo ảnh. Một xã hội được xây dựng dựa trên ý tưởng như vậy sẽ khó có thể coi việc nghiên cứu thế giới là một hoạt động tích cực. Tại sao người ta lại dành thời gian và công sức để phân tích một ảo ảnh? Điều đó sẽ giống như nuôi dưỡng một ảo tưởng. Nó không những không đáng khen ngợi mà còn có thể bị coi là ngu ngốc, tệ nhất là nguy hiểm.
Ngay cả mỗi khi dân chúng chấp nhận thực tế của thế giới vật chất, điều đó không tự động có nghĩa là họ sẽ coi thế giới tự nhiên là đáng nghiên cứu. Một số nền văn minh cổ đại coi thế giới vốn đã vô trật tự. Người ta không thể phân biệt được trật tự khi người ta không mong đợi gì ngoài sự hỗn loạn.
Hiện tượng tự nhiên không phải là do dao động của quỷ thần Trong một số tôn giáo đa thần hoặc vật linh, cái mà chúng ta gọi là hiện tượng tự nhiên chỉ là kết quả của những dao động của đam mê. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi tìm kiếm nguyên nhân tự nhiên nếu bản thân các hiệu ứng đó chỉ được tạo ra do tâm trạng thay đổi hay dao động của một vị thần nào đó. Người Trung hoa quan niệm hiện tương lut lội là do thần Hà Bá nỗi giận, nước sộng Hồng cao, thấp, do Sơn tinh va Thủ tinh so tài.
Nếu thế giới tự nhiên hoạt động theo một kiểu hoàn toàn vô trật tự thì sẽ vô ích nếu cố gắng giải mã cấu trúc và phương thức vận hành vốn có của nó.
Thế giới vật chất không thiêng liêng, có trật tự và đẹp  Một số tôn giáo và triết học coi thế giới vật chất là xấu xa, trong khi những tôn giáo khác lại coi thế giới này là thiêng liệng. Cả hai thái cực đều có thể đóng vai trò làm trở ngại cho việc tiến hành nghiên cứu khoa học.
Nếu thế giới vật chất vốn đã xấu thì có lẽ việc điều tra nó quá kỹ sẽ không tốt. Thế giới là thứ để trốn chạy chứ không phải để vui thú. Tuy nhiên, theo quan điểm Do Thái-Kitô giáo, thế giới vật chất những không chỉ có thật, mà còn có trật tự, tốt đẹp!
 Vì vậy, Pearcey và Thaxton viết: “Chống lại nền văn hóa Hy Lạp xung quanh, nhà thờ đầu tiên bảo vệ quan điểm cao đẹp về thế giới vật chất.”
Ở một thái cực khác, một số tôn giáo và triết học nhất định cho rằng thiên nhiên hoặc các bộ phận khác nhau của tự nhiên bản thân chúng là thiêng liêng. Những quan điểm phiếm thần, đa thần hoặc vật linh như vậy thực sự có thể cản trở khoa học khảo cứu thiên nhiên sẽ gây cho quỷ thần nỗi giân, gây tai ương, khốn khó cho sinh linh.
Thiên nhiên không có thần linh đáng sợ, đào giếng không sợ đứt long mạch. Nếu thiên nhiên là chúa tể hoặc một tập hợp các vị thần, thì việc đưa các hiện tượng tự nhiên vào thí nghiệm và thao túng có thể bị coi là vô đạo đức và đáng chê trách về mặt đạo đức.
Do đó, như nhà sử học khoa học Reijer Hooykaas tranh luận: “Việc tôn sùng tự nhiên là điều kiện tiên quyết cốt yếu cho khoa học”. Như Hooykaas viết, “Hoàn toàn trái ngược với tôn giáo của của người ngoại giáo, thiên nhiên là không phải là một vị thần đáng sợ và tôn thờ, mà là một tác phẩm của Thiên Chúa để được ngưỡng mộ, nghiên cứu và quản lý.” Thế giới là tốt đẹp, sự sáng tạo của một Chúa tốt lành, nhưng thiên nhiên đó không phải là thần, và do đó nó có thể được nghiên cứu mà không sợ quỷ thần ám hại. Một lần nữa, quan điểm Do Thái-Kitô giáo mang lại sự  cân bằng cần thiết để việc nghiên cứu khoa học  được coi là có giá trị. Sự mê tín, dị đoan, tại một số đia phương trên thế giới làm trì trệ sự nghiện cứu khoa học khiến nền  văn minh bị trì trệ.
Con người linh ư vạn vật
Liên quan đến điều này là điểm thứ ba : Quan điểm của Thiên Chúa Giáo về vị trí của con người trong Sự sáng tạo. Vì loài người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, nên con người được nâng lên trên phần còn lại của tạo vật. “Nhân linh ư vạn vật”
Quan điểm này được ủng hộ bởi Sáng thế ký (Genesis 1:28), nơi Đức Chúa Trời ban cho con người quyền thống trị trái đất. Khi đó, trái đất và tất cả những gì ở trong đó có thể và nên được con người sử dụng như một nguồn tài nguyên mà họ có thể sử dụng để đạt được những mục đích phù hợp. Điều đó không có nghĩa là con người nên khai thác hay phá hủy môi trường tự nhiên của mình, mà có nghĩa là họ có thể và nên trồng trọt nó, giúp nó sinh nhiều hoa trái hơn và sử dụng nó để mang lại lợi ích cho nhân loại.
Nhân loại có lý trí hữu hạn
Điểm thứ tư liên  quan “Học thuyết về tội tổ tông” dẫn đến việc thừa nhận rằng có những giới hạn đối với lý trí tự nhiên của con người, đặc biệt là trong tình trạng sa ngã. Bởi vì lý trí của con người dễ mắc phải những nhận thức sai lầm và sai sót trong lý luận không tự xưng là “đỉnh cao trí tuệ” nên người ta phải hết sức thận trọng và có chủ ý trong các phương pháp quan sát của mình để đi đến những kết luận đúng đắn.
Trực giác ban đầu là không đủ. Người ta phải kiểm tra các giả thuyết của mình để xem chúng có đúng không. Efron cho rằng quan điểm này hỗ trợ sự phát triển của phương pháp tiếp cận khoa học và thực nghiệm để nghiên cứu thế giới.
Efron viết: Vào thế kỷ XVI và XVII, quan niệm của Augustinô về tội nguyên thuỷ, được những người ủng hộ “triết học tự nhiên thực nghiệm” đón nhận. Như họ đã thấy, những con người sa ngã thiếu khả năng hiểu được hoạt động của thế giới chỉ thông qua việc suy ngẫm, đòi hỏi phải có . . . thí nghiệm và quan sát tỉ mỉ để đạt được kiến thức về cách thức hoạt động của thiên nhiên. . . Bằng cách này, giáo lý Thiên Chúa Giáo đã thúc đẩy việc thử nghiệm khoa học.
Giáo hội chấp nhận tinh thần khai phóng
Một yếu tố khác trong khả năng của Giáo hội trong việc giúp thúc đẩy sự phát triển của khoa học là sự cởi mở của Giáo hội đối với các nguồn đến từ các nền văn hóa khác, bao gồm cả thông tin đầu đến từ suy tư triết học và các phương thức lý trí tự nhiên khác.
Giáo hội tôn trọng sự hợp lý
Kể từ khi thành lập, Giáo hội đã “coi tính hợp lý” là một tài sản. Đặc biệt, Giáo hội sơ khai đã tham gia và trong một số trường hợp đã áp dụng những hiểu biết sâu sắc đến từ tư tưởng Hy Lạp cổ điển. Sự cởi mở đối với sự thật ở bất cứ nơi nào nó được tìm thấy là dấu ấn của truyền thống trí thức Thiên Chúa Giáo. Lý trí và đức tin được hiểu là tương hợp và soi sáng cho nhau.
Sự hỗ trợ của Giáo hội cho khoa học.
Trong lịch sử, Giáo hội với tư cách là một tổ chức đã tích cực khuyến khích khoa học. Giáo hội đã làm như vậy theo ít nhất hai cách:
1) Giáo hội thành lập các tổ chức giáo dục đại học nhằm trau dồi học thuật trong nhiều ngành học thuật khác nhau và
2) Giáo hội đóng vai trò như một tổ chức hỗ trợ sự phát triển của khoa học bằng cách khuyến khích và tài trợ rõ ràng.
Sự thừa nhận của Giáo hội đối với giá trị của triết học và khoa học tự nhiên đã giúp bảo tồn đời sống trí thức trước sự sụp đổ của Đế chế La Mã phương Tây vào thế kỷ thứ tư và thứ năm.
Khi các trường học của Đế Quốc La Mã bắt suy sụp thì Giáo hội đang mở rộng. Như David Lindberg lưu ý: “Trên thực tế, một tổ chức của Giáo hội Thiên Chúa  — các tu viện—đã đóng góp nhiều nhất vào việc bảo tồn và cuối cùng là truyền bá các ngành khoa học cổ điển.”
Ảnh hưởng của Giáo hội đối với giáo dục đã vượt xa Thời đại Giáo phụ.
Edward Grant phản đối câu chuyện cho rằng thời Trung cổ là thời kỳ đen tối. Ngược lại, ông cho rằng nền tảng của khoa học hiện đại sơ khai đã được đặt vào thời Trung cổ.
Trên thực tế, ông còn đi xa hơn khi nói rằng “một cuộc cách mạng khoa học không thể xảy ra ở Tây Âu vào thế kỷ 17 nếu trình độ khoa học và triết học tự nhiên vẫn giữ nguyên như thời nửa đầu thế kỷ 12”. 
Nói cách khác, sự phát triển của nghiên cứu thời Trung cổ đã dẫn tới cuộc cách mạng khoa học vào thế kỷ XVII. Học giả về lịch sử khoa học, James Hannam, đồng ý và viết, “Phần lớn khoa học và công nghệ mà chúng ta ngày nay coi là đương nhiên đều có nguồn gốc từ thời trung cổ.”
Giáo hội đi đầu trong việc thúc đẩy các quan điểm và thể chế nhằm tạo động lực cho khoa học phát triển. Grant đưa ra ba điều kiện tiên quyết được đưa ra từ thời Trung cổ để có thể thực hiện được cuộc cách mạng khoa học:
(1) Việc phiên dịch các tác phẩm Hy Lạp-Ả Rập về khoa học và triết học tự nhiên sang tiếng Latinh, Nếu đốt hết sách vở thì trở lại thời đại man rợ.
(2) Sự hình thành của trường đại học thời Trung cổ. Đốt hết sách thì không có giáo dục.
(3) ) Sự xuất hiện của các  nhà triết học thần học tự nhiên. Giết trí thức thì chỉ sống trong lạc hậu, không lớn.  
”Chúng ta sẽ tập trung chú ý vào hai điều kiện tiên quyết sau.
Thứ nhất, sự phát triển của hệ thống đại học có ý nghĩa quyết định đối với sự xuất hiện của khoa học hiện đại. Có hai thành phần trong hệ thống đại học có lợi về mặt này và Giáo hội có vai trò trong cả hai
1) Cơ cấu doanh nghiệp của các trường đại học và
2) Chương trình giảng dạy mà họ sử dụng..
Michael Shank lưu ý rằng “thời trung cổ đã khai sinh ra trường đại học. Trường đại học này phát triển với sự hỗ trợ tích cực của giáo hoàng.Sự phát triển của khoa học đã kéo dài từ thế kỷ XVI, đã được tính toán cẩn thận, được nuôi dưỡng bởi các Học giả sùng đạo trong phát minh trường đại học của Thiên Chúa Giáo.
Hệ thống đại học là một phần rất lớn trong di sản khoa học Thiên Chúa Giáo. Các trường đại học phần lớn bắt đầu như những trường học ở thánh đường. Cơ cấu doanh nghiệp của các trường đại học đã mang lại cho họ những quyền và đặc quyền đáng kể. Như Grant chứng thực, các trường đại học đã nhận được sự đối xử đặc biệt từ nhà thờ và chính quyền thế tục.
Mỗi khoa được trao quyền xét xử các vấn đề nội bộ của mình và do đó có quyền đánh giá mức độ xứng đáng của các giảng viên và sinh viên tham gia với tư cách là thành viên. Có những đặc quyền liên quan đến địa vị cá nhân. Các thành viên của trường đại học được trao một số quyền quan trọng nhất định, trong đó quan trọng nhất là tư cách giáo sĩ.
Mặc dù hầu hết các giảng viên và sinh viên không được phong chức cũng như không theo chức vụ nào, nhưng địa vị giáo sĩ đã trao cho họ các quyền của giáo sĩ. Tấn công một học sinh hoặc một bậc thầy đang đi du lịch cũng giống như tấn công một linh mục và phải chịu những hình phạt nghiêm khắc.
Ngoài ra, Rodney Stark chỉ ra rằng địa vị giáo sĩ mang lại cho sinh viên và giảng viên đại học quyền chỉ được xét xử tại tòa án giáo hội, nơi các hình phạt thường nhẹ hơn nhiều so với các tòa án dân sự. Do đó, cả Giáo hội và Nhà nước đánh giá cao các trường đại học.
 Theo Nathan Schachner thì trường đại học là đứa con cưng, của Giáo hoàng, của nhà vua cũng như chính quyền thành phố. Các đặc quyền được trút xuống các trường Đại học kiêu hãnh như một dòng suối vàng liên tục, những đặc quyền không có đối tác, trước đó, hoặc kể từ đó.
Ngay cả các hệ thống cấp bậc thiêng liêng của Giáo hội cũng không có sự miễn trừ hoàn toàn đối với học giả ăn xin nghèo nhất có thể yêu cầu được một trường Đại học bảo vệ. . . Các Giáo hoàng đã can thiệp bằng ngôn ngữ mạnh mẽ để buộc hoàng gia phải tôn trọng quyền bất khả xâm phạm của thể chế được ưu ái này.
Như chúng ta có thể thấy, Giáo hội đã trực tiếp tham gia vào việc phát triển các trường đại học, vốn là yếu tố then chốt trong việc tạo ra nền khoa học hiện đại.
Ngoài việc nhập khẩu cơ cấu doanh nghiệp của các trường đại học, việc tổ chức chương trình giảng dạy cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của giới học thuật, bao gồm cả khoa học.
Nói chung, để lấy bằng cử nhân mất khoảng ba đến bốn năm học. Để có được bằng Cao học cần thêm một đến hai năm. Điều quan trọng cần lưu ý là, nói chung, cần phải có bằng cao học (Master of Arts) trước khi có thể
theo đuổi bằng cấp của một trong những ngành cao hơn như luật học, y
học hoặc thậm chí là thần học.
Điểm này rất quan trọng vì chương trình giảng dạy Cao học bao gồm các
ngành chính trong nghiên cứu khoa học và chương trình giảng dạy này
được Giáo hội trực tiếp hỗ trợ.
Như Michael Shank nhận xét: Nếu nhà thờ thời Trung cổ có ý định
ngăn cản hoặc đàn áp khoa học, thì chắc chắn họ đã phạm một sai
lầm to lớn khi dung túng - chưa nói đến việc ủng hộ - trường đại học.
Trong tổ chức mới này, khoa học và y học Hy Lạp-Ả Rập lần đầu tiên
đã tìm thấy một ngôi nhà lâu dài, một ngôi nhà khoa học đó vẫn còn
giữ được cho đến ngày nay.

Hàng chục trường đại học đã giới thiệu cho số lượng lớn sinh viên về
hình học Euclide, quang học, các khoa học về sự sinh ra và tái tạo,
những kiến ​​thức cơ bản về thiên văn học, và những lập luận về tính
hình cầu của trái đất. . . . Đây là một hiện tượng văn hóa bậc nhất, vì
nó ảnh hưởng đến tầng lớp tinh khoa bảng gồm hàng trăm nghìn sinh
viên. Không thể phóng đại tác động văn hóa của chương trình giảng dạy
này, và Giáo hội đã can dự mật thiết với hiện tượng này.
Chương trình giảng dạy nghệ thuật ban đầu tập trung “Trivium”, chương
trình dành cho trung học, các môn chính bao gồm ngữ pháp, hùng biện và
logic; và chương trình đại học  “Quadrivium” bao gồm số học, hình học,
thiên văn học và âm nhạc.
Theo thời gian, các tác phẩm của Aristote và các học giả Hy Lạp-Ả Rập
khác cũng được giới thiệu. Đặc biệt, các nghiên cứu về triết học như đạo
đức học và siêu hình học trở nên quan trọng.
Grant lập luận rằng sự hỗ trợ của Giáo hội đối với việc nghiên cứu
triết học và khoa học tự nhiên không có sự tương đồng chính xác ở
các xã hội khác vào thời điểm đó. Ví dụ, mặc dù có các nhà khoa học
Hồi giáo, nhưng họ không nhận được mức độ hỗ trợ từ các nhà lãnh
đạo tôn giáo như các nhà khoa học ở Châu Âu theo đạo Công giáo.
Ba điều kiện tiên quyết vừa thảo luận – các bản dịch, các trường đại
học và các nhà thần học-triết học tự nhiên – đã đặt nền tảng cho sự
xuất hiện của khoa học hiện đại vì chúng cung cấp một môi trường
thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học.
Và nếu không có sự hỗ trợ của các nhà thần học và Giáo hội, các
trường đại học thời trung cổ sẽ không thể thiết lập chương trình
giảng dạy triết học khoa học tự nhiên, khởi đầu cho sự tham gia lâu
dài và không gián đoạn của Tây Âu vào các vấn đề và tư tưởng khoa
học.
Qua những cân nhắc này, rõ ràng là Giáo hội thời Trung cổ - thông qua sự
phát triển của các trường đại học và vai trò trung tâm của toán học và khoa
học tự nhiên trong chương trình giảng dạy của họ - đã cung cấp nền tảng
cho sự phát triển của khoa học hiện đại.

Giáo hội cũng cung cấp hỗ trợ tài chính đáng kể cho sự tiến bộ khoa học.
Theo lời của John Heilbronn, “Nhà thờ Công giáo La Mã đã hỗ trợ nhiều
hơn về tài chính và xã hội cho việc nghiên cứu thiên văn học trong hơn sáu
thế kỷ. . . hơn bất kỳ tổ chức nào khác, và có lẽ là tất cả, các tổ chức
khác.”
Lịch sử khoa học cho thấy rằng Giáo hội từ lâu đã coi khoa học là một nỗ
lực cao quý và xứng đáng và đã cổ vũ việc nghiên cứu khoa học. Giáo
hội  hỗ trợ giáo dục khoa học  cả về mặt thể chế lẫn thông qua hỗ trợ tài
chính. Sự hỗ trợ về thể chế này và những quan điểm khái niệm quan trọng
được nêu ở trên có liên quan trực tiếp đến sự ra đời của khoa học hiện đại
như chúng ta biết ngày nay.
 
IV. VỀ PHƯƠNG ĐIỆN KINH TẾ XÃ HỘI:
Đức Giáo Hoàng Gregory I, từ năm 590-604, đã là hình ảnh sáng ngời về
khoa quản trị kinh tế, chẳng những phát triển tài chánh của Giáo Hội đến
giai đoạn tự túc, mà còn ảnh hưởng đến nền quản trị tài chánh và giao
thương thế giới.
Ngài đã lập một hệ thống cung cấp các sản phẩm ngũ cốc và lâm sản cho
đế quốc La Mã, phát triển về kinh tế cho Giáo hội La Mã và cho nhân gian,
xây thêm nhiều Thánh đường, tạo công ăn việc làm cho nhân công trong
đế quốc. Ngày nay, trong khoa Quản trị học - Management Science - được
diễn giảng tại các đại học, các học giả phải công nhận rằng: “Giáo hội
Thiên Chúa Giáo là cơ quan có kỷ năng quản trị hữu hiệu nhất thế giới.”
 
Giáo hội đã thực thi sứ mệnh kinh tế và xã hội suốt tiến trình phát triển của
Giáo hội bằng cách luôn luôn lưu tâm đến đời sống kinh tế và nêu cao chủ
thuyết bảo vệ và thăng tiến đời sống lao động thợ thuyền.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã công bố Thông điệp Tân Sự - Rerum
Novarum năm 1891, bàn về những công tác mới, cho thế giới biết mối ưu
tư của Giáo hội không chỉ lo phần cứu rỗi linh hồn mà quên phần xây dựng
đời sống nhân thế. 
Chúa tạo dựng nhân loại và dành cho nhân loại của cải thế gian để sinh
sống, sự phân phối phải được quân bình và hữu ích cho mọi người và mọi
người phải được sinh sống hạnh phúc. Giáo Hoàng Piô XI đã tiếp nối sứ
mệnh kinh tế,  công bố thông điệp năm thứ 40 - Quadragesimo Anno - Kỷ
niệm năm thứ 40 ngày công bố  Thông điệp Tân Sự, nhắc lại mối bận tâm

của Giáo Hội đối với đời sống xã hội, nhân loại phải được sống hạnh phúc,
thoát khỏi cảnh áp bức, bóc lột bởi các chính quyền độc tài, đảng trị, dành
hết đặc quyền, đặc lợi cho môt thiểu số “Áo xiêm buộc trói lấy nhau” và
đàn áp, bóc lột đại đa số quần chúng.
Thêm vào đó, Thông điệp về con người lao động - Laborem Exercens -
năm 1981 kêu gọi cải tiến tình trạng lao tác và nhất là dành cơ hội thăng
tiến đồng đều cho nhân công. ". Giao hội đã tổ chức một hệ thống cơ sở
Bác Ái Công giáo hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Như vậy, tất cả chính sách nhân bản về kinh tế, xã hội đều nhằm vào luật
Mến Chúa Yêu Người: Yêu người tức là "Nhân”. Giúp người tức là
"Nghĩa”. Kính trọng người tức là "Lễ”".  Hiểu biết để xử thế sáng suốt tức là
"Trí”,  và thành thực, đáng tin cậy tức là "Tín” . Năm đức tính của người
Việt cao quý cũng là năm đức tính của người tín hữu sáng suốt cho mọi tín
ngưỡng.
 
Như đã nói, Thiên Chúa Giáo là đạo nhập thế, đem triết lý hành động xây
dựng trần thế về mọi phương diện chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã
hội, cá nhân và gia đình.
Các chủ điểm này đã được Cộng đồng Vatican II năm 1963 thảo luận và
chấp thuận làm tiêu chuẩn hướng dẫn thái độ và hành động của giáo dân:
từ sự giản dị hóa vấn đề tế tự và dùng ngôn ngữ địa phương thay thế cho
tiếng Latin nhằm mục đích đem văn hóa, tình tự của mỗi dân tộc vào việc
tế tự, tạo sự thông công toàn vẹn vào lúc tế lễ,  đến sự hướng dẫn đời
sống cá nhân Vatican II ngăn chặn tự do luyến ái, phá thai, đa hôn và ly dị
để bảo vệ hạnh phúc gia đình và tương lai đạo đức của nhân loại.
 
Tạm kêt.
Lược qua diễn trình tiến triển của Giáo Hội để chúng ta có một ý niệm tổng
quát về triết lý hành động của Giáo Hội đối với các vấn đề trần thế. “Trống
không đánh không kêu, người không nói không hiểu”.
 Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia tôn trọng tự do tôn giáo và các
tôn giáo trong quốc gia đó hoà đồng, sinh họat trong tình đồng hương,
nghĩa đồng bào và nhất là hợp nhất để tự duy, phát triển về đạo và đời.
Người tín hữu sáng suốt phải thực thi sứ mệnh xã hội theo tôn chỉ của
Giáo Hội. Chống độc tài đảng trị chà đạp nhân quyền của các chế độ
chuyên chế. Chúng ta không nên quá do dự, e ngại khi phải dấn thân vào

con đường tranh đấu chính trị để giải thoát con người khỏi cảnh sống lầm
than cơ cực.
 
Phát triển tình đồng loại, đoàn kết qua các chương trình văn hóa, giáo dục.
Chúng ta không nên e ngại khi phải bỏ thì giờ cá nhân để sinh hoạt xã hội,
văn hóa, để nâng cao uy tín của người dân Việt và nâng cao dân trí, điều
kiện tiên quyết chuẩn bị cho mọi phát triển trong công trình cải tiến nền văn
minh nhân loại. Đem điều hay lẽ phải để phù thế giáo một vài câu thanh
nghị là nhiệm vụ chung của chúng ta vì thật ra "Biết mà không nói là  bất
nhân, nói mà không nói hết cũng bất nghĩa".
Thế giới "động" và biến chuyến nhanh chóng, chúng ta không thể duy trì
thế tĩnh tọa. “Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi đến”, mà phải tích cực giải quyết
vấn đề, cần phải thống nhất ý chí hành động theo chính sách chung được
hàng Giáo phẩm và Giáo dân biểu quyết chấp thuận để dùng làm "Cẩm
Nang" cho giáo hữu, sẽ giảm bớt dị biệt về tiêu thức hành động, tiến đến
sự hợp quần gây sức mạnh.” With God all things are possible”.
  
Thủ Tướng Anh Winston Churchill đã nhận định:  “Khuyết điểm cố hữu của
chủ nghĩa tư bản là sự chia sẻ lợi ích không đồng đều. Đặc điễm của chủ
nghĩa xã hội Cộng sản là sự chia sẻ sự  nghèo khổ một cách bình đẳng”.
 
Người tín hữu giáo dân của mọi tôn giáo có mục đích chung là cứu rỗi linh
hồn cho chính mình và cho tha nhân. Tha nhân gồm các tín hữu đồng đạo
và khác đạo nhưng cùng chung lý tưởng thánh hóa bản thân.  Chúng ta
sống đạo bằng cách vừa sùng đạo, vừa học đạo và vừa hành đạo mới có
kết quả, giữ cho thân, tâm an lạc.
 Người tín hữu chân chính, đạo đức, không những phải chỉ  thương yêu
người đồng đạo mà còn phải thương yêu những người khác đạo. Đạo nào
cũng có điều hay cho chúng ta học hỏi và áp dụng. Chỉ có đạo hữu xấu,
chứ không có tôn giáo xấu.
“Il n'y a pas de sots métiers, il n'y a que de sottes gens”
Nhờ đó, con thuyền quốc đạo Việt Nam sẽ vững tiến, đấu sức với ba đào,
thi gan cùng sương gió, để góp phần hữu hiệu vào đại nghiệp kiến tạo một
quốc gia Việt Nam hạnh phúc.
Mỗi khi các đạo hữu chân chính hành động theo tôn chỉ “Nhân, Lễ, Nghĩa,
Trí, Tín, Từ Bi, Hỷ Xã, Công Bình, Bác Ái, yêu thương tha nhân như mình
vậy, để phục vụ đồng bào Việt Nam trong tình đồng hương, nghĩa đồng

bào, thì Việt Nam sẽ thoát được nạn chậm tiến mang lại hạnh phúc thực sự
cho toàn dân.    
Vai trò của đạo giáo rất quan trọng trong tiến trình phát triển dân sinh. Đức
tin vào tôn giáo là mãnh lực chống lại mọi nghịch cảnh để thăng tiến.
Trong tinh thần bảo vệ lý tưởng xây dựng quốc gia Hoa Kỳ, Tổng
Thống thứ 30 của Hoa Kỳ Calvin Coolidge đã xác  định vai trò quan
trọng của tôn giáo:
“Chính phủ chúng tôi được hình thành dựa trên căn bản tôn giáo.
Nhờ tôn giáo, chúng tôi có được sự tôn kính đối với sự thật và công
lý, đối với sự bình đẳng và tự do, cũng như đối với các quyền của
nhân loại. Trừ khi người dân tin vào những nguyên tắc này, họ không
thể tin vào chính phủ của chúng tôi. Chỉ có hai lý thuyết chính về
chính phủ trong thế giới của chúng ta. Một bên dựa vào lẽ phải và
một bên dựa vào vũ lực. Một người kêu gọi lý trí, và người kia kêu gọi
giáo mác. Một bên được thể hiện trong nền cộng hòa, cái còn lại
được đại diện bởi chế độ chuyên chế”.
Sư hợp tác giữa các tôn giáo trong công tác phụng sự xã hội sẽ
mang lại thái bình, thịnh trị, hạnh phúc thực sự cho toàn dân.

Kinh chúc quý vị môt ngày 4 th July hạnh phúc.
“ Vui cái vui chung của ất cả và buồn với cái buồn chung vui của mọi
người’
Xin ơn Trên phù hộ chúng ta
 
Trần Xuân Thời
“Văn Dĩ Tải Đạo- Truyền nhi bất tác”

Jul. 05, 2024-HL

----------o0o-----------