Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Trang Bình Luận

--------o0o--------

Chiến lược Việt Nam làm “chùn bước” Trung Quốc

Thứ năm, 29/05/2014, 06:31 (GMT+7)
***

Bài 1

Theo các chuyện gia nước ngoài, có 2 chiến lược mà Việt Nam có thể làm “chùn bước” Trung Quốc, ngăn chặn dã tâm của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Theo giáo sư Carl Thayer của ĐH New South Wales (Australia), leo thang căng thẳng Việt Nam – Trung Quốc trên biển Đông hiện nay là kết quả của ý đồ thay đổi hiện trạng của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa cái mà Bắc Kinh gọi là “đường 9 đoạn” trên biển Đông.

Ông Thayer cho rằng, Trung Quốc đang thực hiện “chiến lược tiêu hao” với Việt Nam. Theo đó, các tàu của Trung Quốc sẽ đâm các tàu Việt Nam từ 2 tới 4 lần khiến các tàu của Việt Nam bị hư hại, buộc phải sửa chữa.

Một số nhà phân tích cũng dự đoán: Nếu Trung Quốc tiếp tục chiến lược có tính chất phá hoại này, thì Việt Nam có thể không có đủ tàu để đối đầu với Trung Quốc ở khu vực Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (HD981).


Scott Bentley

"Chiến lược tiêu hao" của Trung Quốc đối với lực lượng tàu Việt Nam.

Trước đó, nghiên cứu của nhà phân tích Scott Bentley (ĐH New South Wales, Australia) đã vạch trần cách Trung Quốc cố tình dùng vòi rồng để phá hoại cột ăng ten và hệ thống liên lạc trên các tàu Việt Nam. Các đoạn video được Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy, các cột ăng ten trên tàu Việt Nam bị thổi bay khỏi tàu. Khi đó, tàu Việt Nam sẽ không thể liên lạc với các tàu khác và buộc phải quay trở lại đất liền để sửa chữa.

Không dừng ở đó, chuyên gia Scott Bentley cho biết, gần như tất cả các tàu canh gác bờ biển của Trung Quốc đều được trang bị súng và chủ ý nhắm tới tàu Việt Nam trong các cuộc đối đầu hiện nay.

Việt Nam đối phó và làm thất bại dã tâm của Trung Quốc thế nào?
Việt Nam có những chiến lược gì để đáp trả lại những hành động hiếu chiến và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc hiện nay trên Biển Đông, dù trên thực tế, tàu Việt Nam vẫn có mặt tại khu vực quanh giàn khoan; hàng ngày, các tàu của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam có mặt tại khu vực này, khẳng định chủ quyền của Việt Nam và kêu gọi tàu Trung Quốc rút lui khỏi vùng biển của Tổ quốc.

Theo chuyên gia Scott Bentley, Việt Nam vẫn hết sức thận trọng, không điều động tàu quân sự và điều đó cho thấy, Việt Nam đang thực hiện chính sách rất ôn hòa. Các tàu chiến và tàu ngầm của Hải quân Việt Nam vẫn đang nằm trong cảng, cách xa khu vực đối đầu hiện nay. Các quan chức Việt Nam liên tục kêu gọi Trung Quốc giải quyết vấn đề thông qua đối thoại. Tuy nhiên, đáp lại thái độ ôn hòa của Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục duy trì thái độ hung hăng, hiếu chiến.

Khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra ở một số tỉnh thành Việt Nam, chính quyền Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục trật tự; đã bắt giữ và xét xử những người khuấy động bạo lực trong các cuộc biểu tình.

Việt Nam cũng tìm tới các giải pháp ngoại giao thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Việt Nam tuyên bố đang cân nhắc thực hiện “nhiều biện pháp phòng vệ” đối với Trung Quốc, bao gồm các hành động pháp lý. Theo đó, Việt Nam có thể đệ đơn kiện Trung Quốc hoặc ủng hộ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc tại Tòa án Liên Hợp Quốc.

Việt Nam cũng đang xây dựng một chiến lược lâu dài để đối phó với những hành động hiếu chiến tương tự của Trung Quốc trong tương lai.

vietlist.us


Giáo sư Carl Thayer

Giáo sư Thayer cho rằng, tâm điểm trong chiến lược của Việt Nam là tìm cách buộc Trung Quốc di chuyển giàn khoan và các tàu hải quân ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Có vẻ các nhà chiến lược Việt Nam đang nghĩ cách ngăn chặn Trung Quốc có các hành động tương tự trong tương lai.

Theo ông, hiện tại có vẻ Việt Nam đang xem xét 2 chiến lược đối phó Trung Quốc – thứ nhất là gián tiếp phối hợp cùng với Mỹ thông qua hai đồng minh của Washington là Nhật Bản và Philippines; thứ hai là chiến lược “đôi bên cùng thiệt hại” trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang. Theo một số nguồn tin, Việt Nam sẽ minh bạch chiến lược của mình để giảm thiểu sự tính toán sai lầm từ Trung Quốc.

Mục tiêu hàng đầu của Việt Nam trong chiến lược mới này không phải nhằm tới đối đầu Trung Quốc, mà ngăn chặn điều đó bằng cách xây dựng hoàn cảnh buộc Trung Quốc phải quyết định chấp nhận hiện trạng, nếu không Biển Đông cứ “dậy sóng”. Chiến lược này của Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc đối mặt với nhiều rủi ro bởi lẽ các lực lượng vũ trang Việt Nam sẽ sát cánh cùng các đồng minh của Mỹ trong khu vực.

Trước khi vụ việc giàn khoan diễn ra, Việt Nam đã đề xuất tổ chức cuộc đối thoại ba bên với Mỹ và Nhật Bản. Mặc dù Tokyo tỏ ra dè dặt, nhưng với hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông thì có vẻ đề xuất này của Việt Nam là điều cần thiết, giúp tạo hành lang cho một chiến lược đa phương (đa quốc gia) nhằm ngăn chặn Trung Quốc .

Việt Nam cũng đã tiếp cận Nhật Bản và Philippines nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác của các lực lượng hàng hải bao gồm lực lượng canh gác bờ biển và hải quân. Việt Nam hi vọng cùng các đối tác tiến hành tập trận chung hàng hải, bao gồm các cuộc tuần tra chung, trên Biển Đông. Các cuộc tập trận này sẽ diễn ra cách xa khu vực đang căng thẳng hiện nay. Các cuộc tập trận sẽ được thực hiện ở các vùng biển xa và những vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trùng với khu vực mà Trung Quốc coi là “đường 9 đoạn”.

Việt Nam cũng đang cân nhắc tiếp cận Mỹ. Một trong các đề xuất được đưa ra là Việt Nam và Mỹ sẽ xúc tiến thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển của hai nước. Có thể lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Mỹ sẽ được điều động tới vùng biển của Việt Nam để tham gia diễn tập chung. Hai bên cũng sẽ trao đổi quan chức tới quan sát hoạt động của lực lượng canh gác bờ biển.

Vừa qua, Việt Nam đã tham gia vào Sáng kiến chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI). Điều đó sẽ khiến Mỹ có cơ hội giúp đỡ Việt Nam nâng cao năng lực giám sát hàng hải.

Trước đây, Việt Nam từng bày tỏ mong muốn mua máy bay giám sát hàng hải của Mỹ. Do đó, có thể Mỹ sẽ điều động một máy bay loại này tới Việt Nam và các sĩ quan Việt Nam có thể trực tiếp tham gia vào các chuyến bay diễn tập.

Ngoài ra, một loại máy bay giám sát hàng hải phi vũ trang của Hải quân Mỹ đóng tại Philippines cũng sẽ được tạm thời điều động tới Việt Nam. Máy bay Mỹ sẽ cùng máy bay Việt Nam tham gia các hoạt động giám sát hàng hải. Các sĩ quan Mỹ sẽ có mặt trong máy bay của Việt Nam với tư cách quan sát viên và ngược lại.

Theo các quan chức và chuyên gia Việt Nam, Trung Quốc thường tăng cường các hoạt động hải quân trên Biển Đông vào khoảng thời gian từ tháng Năm tới tháng Tám hàng năm. Lịch hoạt động này sẽ giúp Mỹ và Nhật Bản có thể tổ chức các hoạt động hải quân chung cùng Việt Nam trên Biển Đông trước khi các lực lượng hải quân Trung Quốc tăng cường hiện diện.

Nội dung chi tiết của các hoạt động hải quân chung Mỹ – Nhật Bản – Việt Nam sẽ được thông báo công khai minh bạch cho tất cả các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc.

Theo chuyên gia Thayer, chiến lược tiếp cận gián tiếp của Việt Nam giúp Mỹ hiện thực hóa lập trường phản đối giải quyết tranh chấp bằng hành động dọa nạt hay cưỡng chế. Chiến lược gián tiếp của Việt Nam không buộc Mỹ phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Thay vào đó, chiến lược này đẩy Trung Quốc vào thế phải quyết định có “dám” gánh chịu hậu quả của nguy cơ đối đầu với một “liên minh” giữa hải quân Việt Nam và hai đồng minh của Mỹ là Philippines và Nhật Bản và có thể, chính lực lượng Mỹ.

Các lực lượng hải quân và không quân của “liên minh” này sẽ hoạt động tại vùng biển và không phận quốc tế trên Biển Đông. Mục tiêu là thường xuyên duy trì hiện diện hải quân và không quân nhằm ngăn chặn Trung Quốc có hành động bắt nạt hay cưỡng chế đối với Việt Nam. Quy mô của các cuộc diễn tập chung cũng sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ căng thẳng trên vùng biển này.

Chiến lược “đôi bên cùng thiệt hại” sẽ chỉ được Việt Nam áp dụng trong tình huống mối quan hệ Việt – Trung tiến tới mức tồi tệ nhất là xung đột. Các chiến lược gia Việt Nam mong muốn các cường quốc sẽ can thiệp để đối phó với sự hiếu chiến của Trung Quốc.

Việc Việt Nam xem xét chiến lược mới này cho thấy các quan chức và các nhà chiến lược Việt Nam xác định tình hình căng thẳng hiện nay là một phần trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc có tham vọng không chỉ thống trị biển Đông mà còn cả biển Hoa Đông ở phía bắc.

Theo chuyên gia Thayer, chiến lược gián tiếp này của Việt Nam sẽ giúp Nhật Bản, Philippines và cả Mỹ ngăn chặn Trung Quốc ngay từ bây giờ.

Bài 2

Trả lời phỏng vấn báo Dân Trí, chuyên gia về Biển Đông nổi tiếng của Philippines Richard Heydarian nhận định với sự hiếu chiến của mình, Trung Quốc giờ đây muốn thiết kế lại kiến trúc về an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và theo đuổi giấc mộng bành trướng bất chấp tất cả.

vietlist.us


Richard Heydarian trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên Dân Trí.

Biển Đông trong những ngày vừa qua thực sự đã dậy sóng khi Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tại Diễn đàn kinh tế Thế giới về Đông Á đang diễn ra ở Manila, Philippines, sức nóng của Biển Đông cũng được cảm nhận rõ.

Bên lề của hội nghị này, phóng viên Dân Trí ngày 22/5 đã có cuộc phỏng vấn riêng với Giáo sư khoa học chính trị Richard Heydarian thuộc trường đại học Ateneo De Manila, Philippines, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông của Philippines. Ông đã có rất nhiều bài viết về Biển Đông trên các tờ báo nổi tiếng như Asia Times, The New York Times, BBC, South China Morning Post, Huffington Post... và là cố vấn cho nhiều tổ chức, nghị sỹ, chính trị gia của Philippines.

Giàn khoan HD-981 được CNOOC chính thức đưa vào hoạt động từ 9/5/2012 trong khi việc khởi công xây dựng giàn khoan nước sâu này đã được bắt đầu từ nhiều năm trước đó. Và chủ tịch CNOOC cũng từng nói đây là “lãnh thổ di động” cũng như “vũ khí chiến lược” của Trung Quốc. Theo ông thì động thái Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam có phải là điều bất ngờ?Và vì sao Trung Quốc lại làm vậy?

Tôi cho rằng nhiều người đã không ngờ Trung Quốc lại đưa ra hành động như vậy đối với Việt Nam bởi so với các nước láng giềng khác cũng có tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc như Philippines hay Nhật Bản, Việt Nam có cách giải quyết thận trọng hơn. Hơn nữa Việt Nam và Trung Quốc đã có hiệp định về phân định biên giới trên Vịnh Bắc Bộ. Thực tế, một số quan chức giấu tên của Trung Quốc đã thừa nhận đây không phải là quyết định kinh tế, thương mại của Trung Quốc mà thực chất hoàn toàn là quyết định mang tính chính trị.

Thời điểm Trung Quốc đưa ra quyết định này cũng rất đúng lúc, chỉ ngay sau khi Tổng thống Mỹ Obama có chuyến công du tới châu Á. Trong chuyến thăm của mình, đầu tiên Tổng thống Obama đã đưa ra đảm bảo về quân sự một cách chắc chắn đối với Nhật, trong đó có cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông (quần đảo Trung Quốc và Nhật đang tranh chấp-pv). Và sau đó Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận hợp tác mới, củng cố hợp tác về quân sự giữa hai nước.

Vì vậy bằng cách triển khai giàn khoan, Trung Quốc, một cách gián tiếp, đang thử xem Mỹ có thể đi xa đến đâu. Mỹ đã ký hiệp ước đồng minh với Nhật và Mỹ cũng mới ký một thỏa thuận mới với Philippines nên Trung Quốc đã đưa ra hành động trên với Việt Nam nhằm gửi tín hiệu tới Mỹ và các đồng minh.

Ngoài ra, hãy nhìn vào chính trị nội bộ của Trung Quốc. Hoạt động khủng bố ở Tân Cương, một loạt các vụ tấn công bằng dao, bom, là những điều khiến chính quyền Trung Quốc bị mất mặt. Chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố rất mạnh về vấn đề an ninh, rằng tình hình an ninh hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Bằng cách triển khai giàn khoan 1 tỷ USD vào khoảng 120 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tôi cho rằng Trung Quốc kéo được sự chú ý đáng kể ra khỏi những vấn đề nội bộ Trung Quốc. Vì vậy, việc Trung Quốc triển khai giàn khoan không hề gây ngạc nhiên nếu nhìn từ góc độ chiến lược.

Nhưng động thái triển khai giàn khoan của Trung Quốc cũng gây bất ngờ khi nó đã hủy hoại những thỏa thuận mất nhiều nỗ lực, nhiều thập kỷ mới đạt được giữa Việt Nam và Trung Quốc. Làm vậy, thực tế Trung Quốc đã nói: Trung Quốc sẽ thực hiện tham vọng trên Biển Đông của mình bằng mọi giá.

Tôi cho rằng với sự hiếu chiến của mình, Trung Quốc giờ đây muốn thiết kế lại kiến trúc về an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như hình ảnh của chính mình. Trung Quốc đã nói: “Tôi không quan tâm, tôi sẽ vẫn bành trướng bất chấp tất cả”.

Trung Quốc đang hứng chịu "sức nóng" cô lập ở khu vực

Xin ông cho biết đánh giá của mình đối với những diễn biến gần đây trong ASEAN liên quan đến vấn đề Biển Đông?

Nói về ASEAN, nhìn vào tuyên bố mới đây tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (ở Myanmar trong tháng này), mặc dù họ không nêu cụ thể tên Trung Quốc trong lên án tình hình căng thẳng trên Biển Đông, nhưng so với những gì diễn ra 2 năm trước, khi Campuchia là chủ tịch ASEAN, thì đã có sự khác biệt vô cùng lớn.

Và nếu cũng nhìn vào tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó, cũng rất đáng chú ý. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cho rằng vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, mà chỉ là vấn đề song phương. Theo tôi, Trung Quốc dường như nhận ra rằng họ đang bị cô lập trong khu vực.

Ngày càng nhiều các thành viên nòng cốt của ASEAN, như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan (dĩ nhiên Thái Lan hiện đang gặp khủng hoảng chính trị) nhận thấy tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lợi ích của cả khu vực. Và khi ASEAN hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 thì sự ổn định cơ bản của khu vực không thể thiếu. Bất kỳ đối đầu, xung đột nào trong khu vực cũng ảnh hưởng đến sự hội nhập kinh tế của khu vực.

Tôi cho rằng Trung Quốc ngay bây giờ đã cảm thấy được “sức nóng”. Các thành viên nòng cốt của ASEAN đang có những động thái quyết liệt hơn với Trung Quốc. Theo cách này, tôi cho rằng, Trung Quốc đã bị lùi một bước. Cảnh sát biển Việt Nam đã chụp được ảnh, quay được video cho thấy tàu Trung Quốc đâm vào tàu của họ. Tôi cũng cho rằng đây cũng là một sự mất mặt với Trung Quốc. Rồi Indonesia cũng lên tiếng phủ nhận “đường lưỡi bò của Trung Quốc”. Trên mặt trận ngoại giao, chúng ta đã nhìn thấy sự đoàn kết mạnh mẽ, hợp tác chặt chẽ hơn trong khối ASEAN.

Trước đây Trung Quốc nghĩ có thể thực hiện chiến lược “chia để trị”. Nhưng giờ đây đã bắt đầu có nhiều nước cùng ngồi với nhau, phối hợp quan điểm của họ để đối phó với Trung Quốc. Đây lại là một bước lùi nữa của Trung Quốc.

Những tháng tới là những tháng vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ chờ đợi xem Việt Nam và Philippines hợp tác như thế nào, phối hợp với các nước khác trong ASEAN như Singapore, Malaysia, Indonesia như thế nào. Tất nhiên điều quan trọng là các nước ASEAN phải tập trung vào COC, quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về pháp lý trên Biển Đông.

Kiện cơ sở pháp lý “đường 9 đoạn”, không kiện “ai sở hữu cái gì”

Giáo sư Philippines: Trung Quốc đuổi theo mộng bành trướng bất chấp tất cả

Philippines đã khởi kiện “đường lưỡi bò” Trung Quốc lên Tòa án trọng tài Liên hợp quốc tại The Hauge vào ngày 30/3 vừa qua. Theo ông Việt Nam nếu khởi kiện Trung Quốc nên khởi kiện theo hướng nào?

Tôi tin là Việt Nam hiện đang suy xét đến việc kiện Trung Quốc giống như Philippines. Nơi Trung Quốc đặt giàn khoan không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc lại lập luận rằng vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của đảo Trung Quốc trước đây đã chiếm của Việt Nam.

Nếu nhìn vào vụ kiện của Philippines, thì chiến lược cơ bản là Philippines khẳng định Trung Quốc không thể đưa ra lập luận như vậy được. Trung Quốc chỉ có thể tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế trong 200 hải lý tính từ bờ biển của nước này, chứ không phải từ hòn đảo giữa biển mà nước này đã chiếm. Vì vậy Việt Nam có thể kiện Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Tôi cho rằng cách Philippines kiện Trung Quốc rất khôn ngoan. Philippines không kiện “ai sở hữu cái gì” mà kiện Trung Quốc đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Việt Nam nên kiện Trung Quốc theo hướng này, kiện cơ sở Trung Quốc đưa ra “đường lưỡi bò” của mình có hợp pháp hay không. Tất nhiên Trung Quốc sẽ tìm cách phá hoại vụ kiện. Khi đối mặt với một mình Philippines, Trung Quốc có thể thấy dễ dàng. Nhưng nếu Việt Nam, hay Nhật Bản hoặc một nước nào khác cũng có động thái tương tự thì Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sự hợp lực của các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Theo ông khởi kiện Trung Quốc, Philipines hoặc Việt Nam sẽ được gì?
Năm 2006 Trung Quốc đã nói rõ là nước này không chấp nhận vụ kiện nào lên các cơ quan Liên hợp quốc trong các vấn đề lãnh thổ. Trung Quốc đã dùng cách không công nhận vụ kiện và có thể sẽ không tuân thủ theo phán quyết. Nhưng đây là “cuộc tập trận” ngoại giao. Nếu Philippines thắng kiện, Trung Quốc sẽ bị đặt trong tình thế bất lợi hơn. Giờ đây đã có một cơ quan có tiếng nói trung lập, của bên thứ ba, với những chuyên gia giỏi nhất thế giới, công khai khẳng định “học thuyết đường 9 đoạn” của Trung Quốc chỉ là tuyên truyền của Trung Quốc, là vi phạm luật pháp quốc tế. Trong suốt thời gian qua, Trung Quốc nói rằng chúng tôi phát triển hòa bình, nhưng thực tế họ đã đi ngược lại những tuyên bố của mình. Khởi kiệnTrung Quốc là nhằm hỗ trợ, tăng cường thêm áp lực với Trung Quốc. Và tôi cho rằng cần phải dùng mọi biện pháp pháp lý để tăng cường áp lực này.

Xin ông cho biết dự đoán của mình đối vụ giàn khoan Hải Dương-981 hiện nay?
Trong tuyên bố đặt giàn khoan của mình, Trung Quốc cấm tàu thuyền quanh khu vực giàn khoan tới ngày 15/8 tới. Nhưng nếu tới ngày đó, Trung Quốc vẫn không rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam, chúng ta cũng có thể nghĩ tới lựa chọn quân sự. Nhưng tôi cho rằng Trung Quốc không muốn điều đó. Trong thời gian từ nay đến đó, chắc chắn Trung Quốc sẽ phải tính toán họ bị thiệt hại những gì trong vụ này. Vì vậy, trong thời gian đó, tôi cho rằng Việt Nam cần phải liên tục gia tăng áp lực lên Trung Quốc. Trung Quốc chỉ có thể lùi bước nếu họ cảm thấy “sức nóng”. Với một mình Việt Nam có thể Trung Quốc cảm thấy dễ dàng đối phó, nhưng khi Việt Nam, ASEAN, trong đó có Philippines, và có thể là Nhật Bản hiệp lực, thì mọi chuyện sẽ khác.


Bài 3: Xung đột tiếp theo tại Biển Đông: Trung Quốc và Indonesia?

Jack Greig, chuyên gia phân tích tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, trong những ngày gần đây, việc Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đánh dấu một sự leo thang căng thẳng mới ở khu vực Biển Đông nhằm đáp ứng cơn khát năng lượng của mình và là một tín hiệu cho thấy tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
Ngoại giao "cân bằng động"

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển từ một nước xuất khẩu sang nhập khẩu năng lượng ròng hàng đầu thế giới. Theo dự báo trong bản Báo cáo năng lượng toàn cầu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (IEA) năm 2013, nhu cầu của Trung Quốc sẽ chiếm 31% nhu cầu tăng trưởng năng lượng của toàn thế giới giai đoạn 2011 - 2035. Nhu cầu năng lượng của Bắc Kinh vào năm 2035 sẽ gấp đôi Mỹ và gấp 3 lần Liên minh châu Âu (EU). Cơn khát ngày càng tăng này của Trung Quốc sẽ ngày càng được hỗ trợ bởi sức mạnh hải quân đang phát triển của nước này. Có nghĩa là, Bắc Kinh sẽ có các lựa chọn trong việc thúc đẩy nguồn dự trữ năng lượng chiến lược ở Biển Đông để bảo đảm an ninh năng lượng trong tương lai của mình.

Đáy biển xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia được cho là khá giàu khí đốt và nằm trong cái gọi là "đường 9 đoạn" mơ hồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Đồng thời quần đảo này cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia. Jakarta từng khẳng định rằng, nước này không có tranh chấp với Trung Quốc vì tuyên bố trên của Bắc Kinh không có cơ sở theo luật pháp quốc tế. Nhưng Trung Quốc đã từ chối trả lời một cách nhất quán hoặc rõ ràng về yêu cầu của Jakarta để làm rõ vấn đề này.

vietlist.us


Tàu khu trục của Trung Quốc.

Như vậy, theo ông Jack Greig,ít nhất sẽ có một cuộc xung đột về việc giải thích về Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 và khái niệm pháp lý rằng "đất thống trị biển" giữa Trung Quốc và Indonesia. Những nỗ lực của Jakarta nhằm tìm kiếm sự đồng thuận trong ASEAN về Biển Đông đã dựa chủ yếu vào giải pháp ngoại giao được gọi là "sự cân bằng động" (PDF) - có thể làm dịu bớt đi sự mất cân bằng quyền lực ngày càng tăng lên ở Đông Nam Á. Quan điểm của Indonesia về những lợi ích lâu dài và vai trò của Trung Quốc trong khu vực với chiến lược "cân bằng động" trên được cho là "sự mơ hồ chiến lược".

Sự mơ hồ này cũng lan tỏa ra các mối quan hệ khác và được thúc đẩy một phần bởi lo ngại liên quan đến vấn đề lịch sử. Bắc Kinh và Jakarta đã cắt đứt quan hệ ngoại giao trong vòng 23 năm sau khi Tổng thống Indonesia Suharto lên nắm quyền. Mối quan hệ giữa hai nước được nối lại vào năm 1990, nhưng đã xảy ra một cuộc khủng hoảng giữa họ vào năm 1994 liên quan đến cách đối xử của Indonesia với người Trung Quốc ở Bắc Sumatra (Indonesia). Vào năm 1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đang ở mức đỉnh điểm và bạo loạn xảy ra ở Jakarta, người Trung Quốc ở Indoneisa lại trở thành mục tiêu của các cuộc xung đột một lần nữa, kết quả là hàng ngàn người Trung Quốc phải chạy trốn. Giờ đây, mặc dù cả hai nước đang có những mối quan hệ tốt về kinh tế, nhưng Jakarta không thể không đưa nhân tố gây hấn của Trung Quốc trong khu vực vào tư duy chiến lược của mình.

Đáng chú ý nhất, Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Indonesia (TNI), Tướng Moeldoko gần đây thừa nhận “những thách thức chính trong tương lai gần của Indonesia là tranh chấp ở khu vực Biển Đông và an ninh biên giới”. Chuyên gia Scott Bentley (Australia) cũng mới bình luận trên diễn đàn của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) rằng có lý do chính đáng để tin rằng có tín hiệu cho thấy về sự thay đổi trong nhữn ưu tiên chiến lược của TNI, ít nhất là trong giới lãnh đạo quân sự.


Thực tế là Bộ Ngoại giao Indonesia và TNI cũng đã quan tâm đến phạm vi ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Phát biểu sau khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa cảnh báo: "chúng tôi đã kiên quyết nói với phía Trung Quốc, chúng tôi sẽ không chấp nhận một ADIZ tương tự ở Biển Đông”. Trả lời phỏng vấn của tạp chí "Phố Wall" (Mỹ) ngày 20/5, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã phản bác một số quan điểm từng được Trung Quốc đưa ra để biện minh cho hành động leo thang tại Biển Đông, đồng thời cho biết Indonesia sẽ can dự mạnh mẽ hơn nhằm giải quyết tình hình căng thẳng trên Biển Đông sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou - 981) trong vùng biển Việt Nam.

Kết thúc sự "mơ hồ chiến lược"

Trong hơn hai thập kỷ qua, Indonesia đã định vị mình như một bên trung gian hòa giải trung lập trong các tranh chấp Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc. Jakarta cho rằng Indonesia và Trung Quốc không có yêu sách chồng lấn tại các đảo trên Biển Đông vì theo UNCLOS, chủ quyền đối với vùng nước xuất phát từ chủ quyền đối với đất liền và Jakarta đã yêu cầu Bắc Kinh phải bảo đảm quan điểm này nhưng rốt cuộc vẫn chưa được chấp nhận”.

Indonesia xem các tranh chấp lãnh thổ như một mối đe dọa lớn đến lợi ích của mình, ảnh hưởng đến sự ổn định khu vực Đông Nam Á. Trong những năm 1990, Indonesia bắt đầu tổ chức các cuộc hội thảo về Biển Đông để giảm căng thẳng và xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp. Sau đó, các thành viên ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002, cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực. Quan trọng hơn, DOC kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không chiếm các hòn đảo không có người ở, các rạn san hô và bãi ngầm ở Biển Đông.

vietlist.us


Tổng thống Philippines Benigno Aquino III (phải) và người đồng nhiệm Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono trong cuộc họp báo chung tại thủ đô Manila ngày 23/5.
Ảnh: THX-TTXVN

Tuy nhiên, DOC thiếu cơ chế thực thi nên Indonesia đã đi đầu trong việc thúc giục các bên đàm phán tiến tới bộ quy tắc có tính ràng buộc pháp lý hơn, trong đó có các biện pháp phòng tránh sự leo thang quân sự trên biển. Jakarta từ lâu cũng đã lo ngại âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, nhất là đối với chuỗi đảo Natuna – một trong những khu vực có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới.

Sự lo ngại của Indonesia đã tăng lên cùng với việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự, ngày càng quyết đoán hơn để khẳng định lợi ích trên Biển Đông. Hành động của Trung Quốc không chỉ đe dọa đối với khu vực quần đảo Natuna, các vùng biển xung quanh mà còn sự thiêng liêng của UNCLOS. Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới nhưng năng lực hải quân hạn chế để có thể bảo vệ các hòn đảo xa xôi kéo dài tới 3.000 dặm từ Đông sang Tây, do đó nước này luôn ủng hộ mạnh mẽ UNCLOS.

Do đó, mặc dù cả Trung Quốc và Indonesia đang tận hưởng sự thân thiện trong thời gian dài giữa hai bên, nhưng căng thẳng ở Biển Đông đang tiếp tục như là ngọn lửa âm ỉ trong mối quan hệ song phương này.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những hành động mà theo Indonesia nhận thức là phá hoại UNCLOS, đe dọa đến sự ổn định khu vực. Trước tiên, khi Trung Quốc công bố bản đồ đường chín đoạn vào năm 2009, trong đó có phần đặc khu kinh tế tại khu vực Natuna, Indonesia đã phản đối tuyên bố của Trung Quốc đối với UNCLOS vào năm 2010 và yêu cầu Trung Quốc làm rõ tuyên bố về bản đồ được vẽ vào năm 1947 bằng cách cung cấp tọa độ chính xác các đường đứt khúc chín đoạn. Giáo sư Ann Marie Murphy nói rằng tuyên bố của Indonesia, thực chất khẳng định mình là một bên tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc, đã kết thúc sự mơ hồ chiến lược trong quan hệ hai nước, có khả năng làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ song phương.

Theo quan điểm của Indonesia, tuyên bố của Trung Quốc không rõ ràng về mặt pháp lý, không phù hợp với UNCLOS. Trung Quốc phản ứng thiếu tích cực trước yêu cầu của Indonesia đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến Jakarta rằng nước này không đánh giá cao các hành động (phản đối) của Indonesia. Sau đó, Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán hơn trong việc theo đuổi tuyên bố trên Biển Đông và có xu hướng sử dụng vũ lực để hiện thực hóa tham vọng của mình, đặc biệt nghiêm trọng hơn, theo quan điểm của Indonesia, Trung Quốc đã tăng cường tập trận hải quân, mở rộng sự hiện diện quân sự từ Bắc xuống phía Nam – khu vực Trung Quốc đã sử dụng vũ lực trong cuộc đối đầu với các tàu Indonesia. Chẳng hạn như hồi tháng 3/2013, Indonesia đã chặn bắt tàu cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp tại quần đảo Natuna, buộc ngư dân Trung Quốc rời tàu lên bờ làm thủ tục pháp lý nhưng ngay sau đó tàu vũ trang Trung Quốc xuất hiện, đối đầu với tàu Indonesia, yêu cầu thả các ngư dân Trung Quốc.

Indonesia tuyên bố công khai trở thành bên xung đột với Trung Quốc đi kèm kế hoạch tăng cường sức mạnh hải quân tại quần đảo Natuna là sự thay đổi quan trọng trong ván cờ Biển Đông. Indonesia chính thức phản đối tuyên bố của Trung Quốc trên Biển Đông, "sự mơ hồ chiến lược" từng cho phép Indonesia định vị mình như một trung gian hòa giải giữa Trung Quốc và ASEAN đã thất bại.

Theo Công Thuận

----------o0o-----------