Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Trang Bình Luận

--------o0o--------

Trung Quốc run khi Mỹ chuẩn bị đánh Syria

- Như đã biết, đối với vấn đề Syria, Trung Quốc có phản ứng tuy không quá căng thẳng (tránh những từ “đao to búa lớn” gây bất lợi trong mối quan hệ với Mỹ) nhưng nhất quán- phản đối một cuộc can thiệp quân sự vào Syria. Tại sao lại như vậy?

Xin giới thiệu với bạn đọc lược dịch bài báo của tác giả Liubov Liulko đăng trên báo “Pravda” (Nga) mới đây về những các lý do của lập trường trên. Người dịch chỉ sắp xếp lại cho dễ theo dõi, có chú thích một vài chỗ.

Trung Quốc phong tỏa mọi nỗ lực của phương Tây đưa một nghị quyết chống Syria ra thảo luận tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 (5-6/9 vừa qua tại Nga), Trung Quốc một lần nữa cảnh báo Mỹ về một cuộc can thiệp quân sự vào Syria. Dĩ nhiên, Trung Quốc có những lý do của mình để ủng hộ B.Assad nhưng lại luôn giữ im lặng về những lý do thực sự đó.

Trong cuộc họp báo bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Zhu Quangyao tuyên bố: “Chiến dịch quân sự nhằm vào Syria sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với giá dầu- điều đó (cuộc can thiệp quân sự vào Syria-ND) sẽ làm tăng giá dầu trên thế giới” - Hãng Reuter đưa tin.

Trong lúc cả thế giới chăm chú theo dõi diễn biến tình hình Syria, nước này có thể đang có những tính toán ở những khu vực khác chăng?

ThuyThuTC
Tàu và thủy thủ Hải quân Trung Quốc

Quan điểm thực sự của Trung Quốc trong vấn đề Syria ít được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến, ít nhất là cũng bởi vì đất nước này luôn tuân thủ nguyên tắc của Đặng Tiểu Bình – “hành động thận trọng” và “khéo léo không can thiệp” (và cả “kín tiếng” nữa- ND).

Trong môn nghệ thuật này thì có lẽ giới lãnh đạo Trung Quốc đã đạt tới trình độ thượng thừa. Mặc dù vậy, chúng ta cũng có thể tìm ra được một vài kết luận về lý do “thực sự” đằng sau lập trường Trung Quốc về vấn đề Syria.

Lập trường công khai của Trung Quốc (về vấn đề Syria) đã được Bộ ngoại giao nước này công bố ngày 5/9/2013, cụ thể như sau : “Những hành động (bước đi) tiếp theo đối với Syria cần phải được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đấy là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật pháp quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các nước.

Chúng tôi (Trung Quốc) cũng kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán chính trị (giữa các bên) tại Syria, coi đó là biện pháp duy nhất để thoát khỏi tình hình bi thảm hiện nay”. Chúng tôi (Trung Quốc) kêu gọi chờ đợi kết quả điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học ngày 21/8 của phái đoàn điều tra Liên Hợp Quốc (trước khi có các hành động tiếp theo).

Quan điểm của Nga và Trung Quốc (trong vấn đề Syria) là trùng hợp. Dĩ nhiên, đấy không phải hoàn toàn xuất phát từ “tình đoàn kết và “tấm lòng yêu mến đặc biệt” (của Trung Quốc) đối với chính phủ của B.Assad, vả lại vị thế và lợi ích kinh tế của Trung Quốc (cũng như Nga) tại Syria cũng không quá lớn. Vấn đề là ở chỗ khác. Các lý do thực sự đằng sau việc Trung Quốc phản đối “ chiến tranh” có thể liệt kê như sau:

1. Trung Quốc có một khu tự trị Hồi Giáo – đó là tỉnh Tân Cương với dân số gần 20 triệu người, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ. Đây là những đối tượng đang được Al-Queda nhắm tới và kêu gọi tham gia vào “một cuộc chiến thần thánh” chống lại những kẻ tà đạo. (Những kẻ tà đạo tại Trung Quốc trong con mắt Al-Queda là ai, thiết nghĩ không cần phải giải thích).

Một nhân vật quan trọng đại diện của “Al- Queda” là Abu Iakhia al- Libi đã gọi những người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc là “những người Hồi giáo bị áp bức” và nhấn mạnh rằng (chính quyền) Trung Quốc đe dọa sự tồn tại của bản sắc dân tộc Duy Nhô Nhĩ.

Còn ở phía ngược lại, theo người đứng đầu chính quyền khu tự trị này là Nur Berki thì: “Hiện nay tại khu tự trị Tân Cương - Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc đang có một nhóm cực đoan là “Turkestan phía đông” hoạt động với mục tiêu là thành lập một quốc gia Hồi Giáo trên lãnh thổ Trung Quốc.

Từ đây có thể rút ra kết luận – mọi sự lớn mạnh của phong trào thánh chiến ở Trung Đông (hậu quả gần như tất yếu nếu Mỹ và Phương Tây can thiệp quân sự vào Syria) đều có thể gây cho Trung Quốc nhiều vấn đề không mấy dễ chịu.

Giới cầm quyền Trung Quốc chắc vẫn nhớ rất rõ là những nhóm quân Hồi Giáo (tại Tân Cương) đã chiến đấu kiên cường chống lại các đơn vị của Mao Trạch Đông và ủng hộ Quốc Dân Đảng như thế nào. Mao Trạch Đông phải mất tới 9 năm sau khi lên nắm quyền mới có thể đè bẹp được sự chống cự của họ.

2. Cần phải nhận thức được rằng, giới cầm quyền Trung Quốc rất dị ứng với khái niệm “thay đổi chế độ” và tuyệt đối không hề muốn thử nghiệm trên thực tế “nội hàm” của thuật ngữ này. Cơn ác mộng khủng khiếp nhất đối với Trung Quốc đó là vào một thời điểm nào đó biến thành “một thành viên của trục ma quỷ thế giới” trong con mắt của cộng đồng quốc tế, như sau vụ đàn áp những người biểu tình tại quảng trưởng Thiên An Môn năm 1989 chẳng hạn.

Chiến thuật “ Ban căng hóa” của Phương Tây, Israel, Arập- Xêút áp dụng tại khu vực Trung Đông (cụ thể là làm mất chủ quyền của các quốc gia, làm tan rã các quốc gia đó và thành lập các quốc gia mới theo các đặc điểm sắc tộc, tôn giáo, phe phái như các kịch bản làm tan rã Liên Bang Nam Tư -) bị Trung Quốc coi là đang nhắm về phía lục địa Châu Á và lãnh thổ Trung Quốc. Một “mùa xuân Arập” nữa sẽ làm tăng nguy cơ này đối với Trung Quốc.

3. Trung Quốc, cũng như Nga, về mặt hình thức đã ủng hộ chiến dịch ở Libi, nhưng sau đó đã cực kỳ điên tiết vì kế hoạch ban đầu chỉ nhằm lập một hành lang cấm bay đã kết thúc bằng cuộc chiến thực thụ và hậu quả là Trung Quốc có nguy cơ mất trắng những dự án đầu tư tại nước này. Theo các số liệu của báo chí Trung Quốc, trước cuộc chiến, đã có tới 75 công ty Trung Quốc đã từng hoạt động tại Libi.

Số lượng nhân viên của các công ty Trung Quốc tại Libi đến đầu năm 2011 là 36.000 người, tổng giá trị các hợp đồng đã ký hơn 18,8 tỷ USD với hơn 50 dự án xây dựng.

Hiện nay, số nhân viên người Trung Quốc làm việc ở nước này chỉ còn không quá 1.000 người, tất cả các dự án đều đóng băng. Dĩ nhiên, Trung Quốc không muốn lặp lại sai lầm cũ. Đây là một trong những lý do Trung Quốc ủng hộ chính quyền B.Assad.

4. Trung Quốc không có nhiều dự án đầu tư ở Syria, nhưng có mối quan hệ tốt đẹp với Iran – đồng minh chủ chốt của Syria. Giới lãnh đạo Trung Quốc thừa hiểu rằng, tấn công Syria- đấy là tấn công Iran, đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc (có lẽ ở khu vực Trung Đông- ND).

Dầu mỏ của Iran chiếm tới 20% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc. Giới phân tích Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ quan điểm là nước này và Ấn Độ rất không hài lòng trước các lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Iran bởi vì điều đó mở đường cho Arập Xêút thống lĩnh thị trường cung cấp dầu mỏ trên thế giới và tự tung tự tác tăng giá dầu mỏ.

Viện chính sách Trung Cận Đông Washinton đã viết trong một bản báo cáo như sau: “Đã đến lúc chúng ta (Mỹ) cần phải tỉnh táo hơn trong trò chơi nguy hiểm này. Phải xuất phát từ thực tế là Bắc Kinh coi Iran là đối tác chiến lược quan trọng và cả từ một hiện thực là Trung Quốc đang tăng cường các nỗ lực chống lại Mỹ”.

Quả thực là trong vòng 20 năm trở lại đây Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào Iran như xây dựng các công trình nhà ở, cầu cống, đập nước, đường ngầm, đường sắt, đường ống dẫn dầu, các nhà máy điện, kể cả tàu điện ngầm ở Tehran.

Trung Quốc không muốn nước mình bị tan rã dưới sức ép của phong trào thánh chiến Hồi giáo. Nước này đã đạt được những thắng lợi đáng nể trong cuộc chiến chống nghèo đói, nền kinh tế phát triển ổn định.

Trung Quốc cũng đã chi nhiều tiền của vào khu vực Trung Đông. Nhưng Trung Quốc vẫn có thể mất tất cả, nếu như tiếp tục “dung túng” cho các tham vọng đế quốc và những hành động thiếu cân nhắc của Mỹ tại Syria.

Có lẽ chính vì thế mà ngoài những phát biểu phản đối, Trung Quốc đã có những động thái nhất định. Ngày 6/9, có tin cho biết tàu đổ bộ Trung Quốc Jinggangshan đã có mặt ở khu vực kênh đào Suez

BT chuyển

----------o0o-----------