Quoc Huy VNCH
Quốc Huy Việt Nam Cộng Hòa


MỤC LỤC:

-------pb -------

 

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

-----o0o-----

Các Bài Nên Đọc

• Kính mời ghi danh vào Hội Ðồng Cố Vấn.

• Làm hay không làm chính trị? Lê Trọng Quát.

• Kháng thư gửi Tập Cận Bình,LS Lê Trọng Quát.

• Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH!

• Tiểu sử Luật Sư LÊ TRỌNG QUÁT.

• THÔNG ĐIỆP gửi Quân Đội và Công An Nhân Dân.

• Gs LÊ NGUYỄN CÔNG TÂM: THỈNH NGUYỆN THƯ ĐẾN TT DONALD TRUMP.

• LS LÊ TRỌNG QUÁT: VAI TRÒ CỦA CPPĐ VNCH.

• PHỎNG VẤN LIVE VỚI LS LÊ TRỌNG QUÁT NGÀY 22/11/2017.

• Thư gửi Tổng Thống D. Trump, Thủ Tướng CPPĐ VNCH.

• Tại sao CPPDVNCH ra đời quá trễ ? Trần Long.

• Sắc lệnh của Tổng-Thống VNCH.

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 2-7-2018

• Sắc Lệnh Bổ Nhiệm 16-9-2019

• Thảm Sát Mậu Thân: Tội Ác Việt Cộng.

• Thông Tư ngày 17-8-2018. Thủ tướng LTQ.

• CHÍNH PHỦ CPPĐ VNCH ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN TỘC.

• AI ĐÃ XÉ HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954.

• THẾ GIỚI BIẾN LOẠN, CƠ HỘI CHO VIỆT NAM.

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

VietNamCongHoa

 

Chào mừng Quý vị đến với trang web
Việt Nam Cộng Hòa Pháp Ðịnh !

Trang Bình Luận

--------o0o--------

Nông dân điêu đứng vì ruộng đất...

Vào buổi chiều ngày thứ hai 17-6-2013, tôi đã dành thì giờ theo dõi kỳ họp của Quốc Hội (QH) VN được trực tiếp truyền hình cho cả nước xem trên đài VTV1. Bởi đây là vấn đề hết sức quan trọng đã từng gây ra nhiều dư luận, nhiều cuộc tranh cãi, nhiều cuộc khiếu kiện kéo dài thậm chí đổ máu như các vụ Tiên Lãng, Nam Định… Với quá nhiều thực trạng đau lòng và quá nhiều tình tiết hết sức tế nhị, giữa luật pháp và quyền hành, giữa tình cảm và lý trí. Quyền lợi thiết thân của người dân mà lâu nay cứ đụng đến là có phiến toái, có nhiều mặt của vấn đề. Tôi đã cố gắng theo dõi những bài phát biểu của các ông bà “đại biểu” nêu lên. Mỗi ông, mỗi bà đều có những ý kiến riêng, trình bày những hoàn cảnh riêng. Nhưng tựu chung có thể gom lại là: “đất thuộc quyền của ai, của nhà nước hay của người dân? Khái niệm mơ hồ đó khiến cho khi bị trưng thu, bị giải tỏa vì sự cần thiết của quốc gia hay của các nhà đầu tư làm kinh tế, nảy sinh mâu thuẫn trầm trọng. Giải pháp nào chấn chỉnh tình trạng này cho vào khuôn phép để người dân không bị thiệt thòi”. Bên cạnh đó là tình trạng khốn đốn của người nông dân hiện nay, càng làm ra bao nhiêu lúa gạo càng thua lỗ.

Hầu hết những bài phát biểu của các ông bà “nghị” được viết sẵn, có ông bà “nghị” đọc rất xuôi, có ông bà đọc ngắc ngứ vì lý do nào chẳng biết, có lẽ tại những gì nêu ra quá hóc búa, đọc sai một ly đi một dặm nên cứ cẩn tắc vô áy náy, đọc nguyên si cho chắc ăn. Tuy vậy, đôi khi ngắt câu, ngắt quãng không đúng cũng phải đọc lại cho rõ nghĩa. Chắc các vị này đã quá biết câu chuyện ngày xưa khi quan huyện muốn ăn tiền của cả 2 bên đi kiện. Nhiều bạn đọc thừa biết, ở đây tôi kể lại sơ lược chuyện tạm gọi là chuyện “chấm phẩy” này.

Cho mày về nhà lấy chồng…
Có một anh nông dân đi lính lâu ngày, ở nhà cô vợ trẻ xin quan cho đi lấy chồng. Quan huyện nhận lễ vật rồi phê vào đơn và dõng dạc đọc:
“Cho mày về nhà lấy chồng/ không được về nhà chồng cũ”.
Bất ngờ anh lính trở về, làm đơn đòi lại vợ. Quan lấy lại tờ đơn rồi đọc:
“Cho mày về nhà/ lấy chống không được/ về nhà chồng cũ”!
Hồi đó chữ nghĩa không có chấm phẩy nên đọc thế nào cũng được, nhưng rõ ràng hai kiểu đọc được hiểu trái hẳn nhau.
Khi đọc cũng vậy, kể cả các xướng ngôn viên của các đài truyền thanh truyền hình cũng phải “chấm phẩy” theo lối đọc của mình. Có ai đọc “chấm phẩy” bao giờ đâu. Cho nên khi ngắc ngứ các ông bà “nghị” phải đọc lại cho “thông suốt” cũng chẳng có gì lạ, kẻo rồi đất của ông thành đất của tôi, nó phiền ra.

Trong bài này, tôi chỉ nhấn mạnh đến mảnh đất quan trọng như thế nào đối với người nông dân. 70% dân VN sống bằng nông nghiệp, đất chính là cuộc đời, là “lẽ sống còn” của người nông dân VN. Thế nên bàn đến vấn đề này cần phải có kinh nghiệm thực tế, có tâm huyết với người nông dân chứ không thể chỉ là những ý kiến loanh quanh, không thật sự đi sát với tâm trạng người dân, không đưa ra được giải pháp nào mới mẻ khả dĩ có thể thực hiện được trong hoàn cảnh này.

Trước khi bàn đến những ý kiến của các ông bà “nghị”, xin kể với bạn đọc một câu chuyện hết sức đau lòng, một chuyện rất thật, điển hình cho những tranh chấp đất đai trong phạm vi gia đình ruột thịt. Đôi khi tôi cũng đọc được vài chuyện trong gia đình tranh chấp đất đai, tài sản đưa nhau ra tòa. Nhưng ở VN thì tình trạng này nhiều hơn và chỉ cần một cái nhà nhỏ, ba thước đất cũng đủ thành một cuộc “đại chiến” rồi.

Thuê luật sư đưa mẹ vào tù
Trong thời “bão giá” đã xảy ra vụ tranh chấp đất đai giữa bà Nguyễn Thị Cải 81 tuổi, với vợ chồng con trai là anh Hoàng Văn Đích và con dâu là chị Nguyễn Thị Thưởng, ở tại xã Xuân Lai, Xuân Thu, H. Sóc Sơn, Hà Nội. Khoảng 8 giờ ngày 23-12-2011, bà Cải cầm búa đinh đến để đập tường công trình phụ nhà anh Đích vừa mới xây xong với mục đích đòi đất. Khi bà Cải tới thì chị Thưởng chạy đến giằng búa, đẩy bà Cải về phía sau, làm bà ngã xuống nền nhà. Bà Cải hô hoán thì các con gái, con dâu chạy sang. Thấy bà Cải bị ngã còn chị Thưởng tay cầm búa đinh, tưởng chị Thưởng đánh bà Cải nên cả 5 xông vào giằng co búa đinh với chị Thưởng, đánh chị Thưởng phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Bắc Thăng Long.

Sáng 25-12-2011, bà Cải lại cầm theo gậy tre cùng các con đến nhà chị Thưởng, anh Đích để đập phá tiếp. Các con dâu, con gái bà Cải đã đẩy đổ tường và kéo sập mái chuồng ngựa nhà anh Đích.

Sau đó vợ anh Đích tức con dâu bà Cải làm đơn kiện. Ngày 27-5-2013 vừa qua, Tòa án Thành phố Hà Nội đưa các bị cáo là một bà già 81 tuổi và 5 người con dâu, con gái ra trước vành móng ngựa.

Bị hại (tức người đi kiện) trong phiên tòa lại chính là con trai, con dâu của bà cụ đã gần đất xa trời! Sau khi nghe đối chất, tòa tuyên phạt cụ Nguyễn Thị Cải 9 tháng tù treo; 5 người con trai con dâu là Bạch, Tập, Thực, Hành, Vân, mỗi bị cáo 6 tháng tù treo. Tòa sơ thẩm buộc các bị cáo phải bồi thường thiệt hại hơn 8 triệu đồng.
Khi nghe tòa tuyên phạt án treo, vợ chồng anh Đích kháng án yêu cầu xử tù mẹ chồng và các anh chị em. Chị Thưởng “nhảy dựng” lên và thề sẽ kháng cáo để đẩy mẹ vào tù bằng được chứ không chịu thua.

Ngày xưa nghèo lắm
Cụ Cải tai điếc, mắt mờ sống trong căn nhà tuềnh toàng, cụ chậm chạp kể lại “sự tích” của miếng đất này. Cụ có tất cả 7 người con (4 trai, 3 gái) nhưng chẳng ai được ăn học đến đầu đến đũa, thậm chí có người còn chưa được đến trường ngày nào. Cậu con trai thứ tư Hoàng Văn Đích (SN 1967) được đi học nhưng trình độ cũng chỉ ở dạng thoát mù chữ. Nhà cụ trước ở trong làng, nhưng sau này ra ven bờ đê lấp ao dựng nhà, tất cả được hơn 300m2.

Cụ Cải thở dài não nuột kể: “Ngày xưa nghèo lắm, tôi phải cho hai đứa con gái đi ở cho người ta. Thương con đứt ruột nhưng đành vì nếu ở nhà có khi chết đói cả”.

Năm 2006, sau khi cất xong ngôi nhà ba gian cho anh Đích, cụ Cải gọi anh em họ hàng đến chứng kiến việc cụ chia cho vợ chồng anh Đích mảnh đất hơn trăm mét vuông. Ở giữa nhà cụ và nhà anh Đích còn một mảnh đất vài chục mét nữa chưa xây dựng và đây chính là nguyên nhân khiến mẹ con, bà cháu không nhìn mặt nhau, ai cũng nhận mình có công đầu.

Thằng con sinh ra từ… củ chuối
Theo lời chị Thưởng (vợ anh Đích) thì khi lấy anh Đích, vợ chồng chị cũng phải gánh đất lấp ao nhiều ngày tháng mới cất thêm thành căn nhà năm gian, nhưng năm 2007 cụ Cải phá mất hai gian. Từ đó, mối quan hệ giữa hai bên bắt đầu căng thẳng. Căng thẳng đến nỗi họ không nhìn nhau, không chào nhau, không hỏi nhau, như người dưng nước lã. Anh Đích không nhận mẹ, rêu rao với mọi người là mình sinh ra ở gốc chuối, tự lấy vợ, tự làm nhà. Đám cưới hai cô con gái của anh Đích và chị Thưởng (tức cháu nội cụ Cải) làm cỗ linh đình bên này, nhưng chỉ cách vài bước chân, bà cụ Cải ngồi bó gối trước sân không được mời dự lễ.

Mâu thuẫn ngày càng gay go, khi vợ chồng anh Đích xây trên mảnh đất tranh chấp này một cái chuồng ngựa. Thấy con trai mang đổ vật liệu trước nhà, cụ Cải đoán được mưu toan và đã cảnh báo: “nếu xây sẽ đập đổ”. Bất chấp, anh Đích vẫn thuê người xây khu công trình phụ. Điên máu, cụ Cải cầm búa đinh xông lên đập tường và bị con dâu xô ngã. Từ phía sau, phe của cụ Cải xông lên đánh tới tấp kẻ dám xô ngã mẹ mình.

Luân lý suy đồi đến hồi báo động đỏ
Theo lời anh N. - một người cháu của cụ Cải, vài ngày sau khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, anh Đích đã cầm gáo nước tiểu định hắt vào chăn chiếu của cụ Cải nhưng bị anh trai phát hiện. Bên kia, vợ chồng anh Đích thì tố, ngay tối hôm đi xử về, anh Đích bị mấy người anh trai vào nhà dùng điếu cày đánh vào chân, đến giờ vẫn còn đau.
Dù chưa có tiền sơn tường cho căn nhà cấp bốn mới xây nhưng vợ chồng anh Đích sẵn sàng bỏ ra số tiền không nhỏ để thuê luật sư buộc tội mẹ mình trong phiên tòa phúc thẩm. Trước khi rời phiên tòa, chị Thưởng vẫn nói chắc như dao chém đá: “Chúng tôi sẽ làm đến cùng, sẽ kháng án”. Và tất nhiên đến nay vợ chồng anh con trai thứ tư của cụ Cải vẫn cố hết sức để đưa mẹ vào tù!

Ban đọc nghĩ sao về cuộc tranh chấp mất hết luân thường đạo lý này cũng chỉ vì ba thước đất?

Điều này cũng cho thấy đạo đức xã hội xuống cấp, luân lý suy đồi đến hồi báo động đỏ. Và cũng từ đó cho thấy mành đất có giá trị như thế nào đối với người nông dân.

Thời kỳ cay đắng của nông nghiệp
Các ông bà “đại biểu” QH đang đi vào một nghị trình then chốt của đời sống xã hội tại VN. Giải pháp nào và thực hiện ra sao còn là một hành trình dài đầy khó khăn phức tạp, đòi hỏi tận cùng tâm huyết của người làm ra luật và người thi hành luật. Ngoài những điều luật còn lơ mơ, phát sinh những kiểu của quyền, những thực tế bất công, những chiêu lừa khiến người dân táng gia bại sản, những gia đình sau khi bán đất hoặc bị thu hồi, bị cưỡng chế dù có được đền bù, có được tái định cư ở những nơi tồi tàn xuống cấp, rồi cũng thất nghiệp trắng tay vì cả đời làm ruộng, chẳng biết nghề gì khác. Đấy là chưa nói đến thiên tai bão lụt và những lý do ngoài ý muốn khác khiến cho đời sống của nông dân ngày càng khó khăn chồng chất.

Vậy mà trong các kỳ họp trước, ở nông thôn người làm nông nghiệp lo toan mất ăn mất ngủ, thua lỗ, phá sản, tuyệt vọng..., còn chương trình nghị sự của Quốc hội vẫn thường xuyên đề cập đến những biện pháp, những gói cứu nguy cho bất động sản! Bất động sản của mấy ông “đại gia” quan trọng hơn hay mùa màng lúa gạo của 70% nông dân quan trọng hơn? Vậy vì sao tiếng kêu cứu của người làm nông nghiệp không mạnh mẽ như lĩnh vực khác trong thời kỳ đầy khó khăn, nguy nan? Quả thật không ai hiểu nổi.

Đến kỳ họp này, nhiều đại biểu đã lên tiếng “nói hộ” người dân, trong khi ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN – PTNT) Cao Đức Phát lại được tiếng là “quá hiền”. Bởi trong khi các ngành gặp khủng hoảng người ta lăn xả, đánh động, lùng sục tìm giải pháp, đòi hỏi chính phủ, đưa ra Quốc hội... thì tiếng kêu của người làm nông nghiệp tắt lịm. Hãy nhìn thẳng, nói thẳng về tình hình nông nghiệp hiện nay.

Càng làm làm ra lúa gạo càng lỗ
Tính đến năm 2013, VN đã qua 25 năm xuất khẩu gạo, và lần đầu tiên, năm 2012 VN trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, ánh hào quang lấp lánh của ngôi vị đã lụi tàn. Cứ được mùa là mất giá, cái giá phải trả cực đắt: nông dân càng làm ra nhiều sản phẩm càng lỗ! Càng xuất khẩu càng khó khăn.

Giá bán theo chương trình thu mua tạm trữ sát với giá thành, nông dân cày bạc mặt vẫn túng thiếu quanh năm trong khi khối doanh nghiệp lãi đến 800 tỉ đồng từ chương trình này. Ai cũng thấy tư thương đang bòn rút người trồng lúa, lẽ nào lãnh đạo ngành nông nghiệp không biết?!
Tại đồng bằng sông Cửu Long, những ngày đầu tháng 6/2013, nông dân buộc phải bán cho thương lái với giá từ 3900 đồng đến 4050 đồng/kg trong khi Bộ Tài chính đã tính toán giá thành 1kg lúa do nông dân sản xuất vụ hè thu là 4142 đồng/kg. Tức là mỗi kg gạo lỗ hơn 100 đồng.
Trên thị trường thế giới, gạo Việt Nam còn ê chề hơn. Đầu tháng 6/2013, giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan ở mức 540 USD/tấn. Giá gạo cùng loại của Pakistan và Ấn Độ tương ứng ở các mức 435 USD/tấn và 440 USD/tấn. Còn với các doanh nghiệp Việt Nam, các nhà xuất khẩu gạo tiếp tục giảm giá để thu hút khách mua, chỉ có người trồng lúa là thiệt.

Không chỉ người trồng lúa, mà cả người chăn nuôi, trồng cây trái, hoa quả, rau màu, v.v... Mặt trận nông nghiệp gần như đều chung số phận thua lỗ! Một số chính sách, chương trình đã được đưa ra nhưng gần như chưa có tác dụng.

Một nền nông nghiệp cứ “giậm chận tại chỗ” và thụt lùi mãi về hiệu quả sản xuất thì không thể gọi là bình thường, nếu không nói là bất thường!

Cạnh tranh theo kiểu thụt lùi

Sau 1/4 thế kỷ trở lại ngôi vị, khả năng cạnh tranh của hạt gạo VN không những vẫn thua xa Thái Lan, mà còn thua luôn cả những “cường quốc” mới nổi như Ấn Độ, Myanmar. Và thua luôn cả gạo của Campuchia, quốc gia mới làm ra lúa gạo đủ ăn mấy năm nay!

Cũng sau 1/4 thế kỷ sản xuất gạo bán ra thế giới, ngoài thành tích sản lượng ngày càng tăng, VN vẫn chưa thật sự có được thị trường của mình. Chỉ cần một quốc gia nhỏ như Campuchia nhảy vào xuất khẩu cũng khiến cho sản phẩm của VN điêu đứng!

Những tiến bộ mới trong canh tác như cơ giới hóa, kỹ thuật, chăm sóc, v.v... đã giúp tăng năng suất. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất, bao trùm nhất là tổ chức sản xuất nền nông nghiệp hiện đại, kết nối với nhu cầu, thị trường của thế giới gần như chưa có kết quả đáng kể.
Những tiếng nói về cải cách, tổ chức lại nền Sản xuất nông nghiệp cũng “đến hẹn lại lên”, như điệp khúc “được mùa mất giá”, chỉ có tác dụng như thuốc an thần tạm thời. Sau đó, đâu lại vào đấy!

Liệu nông nghiệp VN có tìm được hy vọng nào sau những lời phát biểu của các ông bà “nghị” trong kỳ họp này không? Mọi chuyện còn đang ở phiá trước. Chúng ta hãy chờ xem.

Đến chuyện đất đai, dân lo ngay ngáy sợ bị tước đoạt bất cứ lúc nào
Cũng trong kỳ họp QH này, xin chuyển sang chuyện đất đai. Tâm trạng bất an của người dân trong việc làm chủ nhà đất đang có rất nhiều bất bình và lo ngại. Tôi nêu một câu hỏi điển hình cho tình trạng này.
Ông Trần Ngọc Vinh (đại biểu của Hải Phòng) nêu ý kiến trong phiên thảo luận về dự thảo luật Đất đai sửa đổi tại Quốc hội hôm 17/6 vừa qua: “Nếu chỉ quy định thu hồi đất là đối xử không công bằng với người dân. Lợi ích chính đáng của họ trước pháp luật chưa được tôn trọng và bảo vệ, người dân vẫn sống trong cảnh thụ động, với tâm lý lo ngại có thể bị tước đoạt tài sản bất cứ lúc nào...”. Ông Trần Ngọc Vinh không đồng ý với biện giải của UB Thường vụ Quốc hội về việc không sử dụng khái niệm “trưng mua” thay cho “thu hồi”. Theo ông Vinh, báo cáo tiếp thu giải trình có sự nhầm lẫn trong cách lý giải việc trưng mua đất và trưng mua quyền sử dụng đất là do đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước là đại diện chủ sở hữu, do đó không thể dùng cơ chế trưng mua đất được, nhưng quyền sử dụng đất lại khác.
Đại biểu cho rằng, lý do ban soạn thảo chưa tiếp thu cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất là chưa hợp lý và thiếu tính thuyết phục.

Tài sản là của người dân làm ra chứ không phải của nhà nước
Đối với tài sản gắn liền với đất như nhà ở, các công trình kiến trúc, ông Vinh cho rằng đây là tài sản thuộc sở hữu của người dân, họ phải đổ mồ hôi, công sức và cả tính mạng để xây dựng nên, chứ không phải là tài sản của nhà nước như lâu nay ta đánh đồng cả hai là một là thu hồi tất.

Vì vậy, ông Vinh đề nghị Ban soạn thảo phải làm rõ cơ sở pháp lý nào để chúng ta thu hồi cả tài sản gắn liền với đất của người dân. Ông Vinh đặt vấn đề: Tại sao chúng ta không dùng cơ chế trưng mua hay cơ chế thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân về giá bồi thường đối với loại tài sản này. Nếu tiếp tục quy định thu hồi đất đối với loại tài sản này có vi Hiến hay không?”.

Về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, theo ông Vinh, bên cạnh việc cần đặc biệt quan tâm đến sinh kế của người dân khi thu hồi đất, cần phải có những quy định đặc thù để áp dụng cho những người già, người hết tuổi lao động, cần thiết kế nội dung về bảo trì khi các khu tái định cư đã xuống cấp.

Ông Vinh cũng đề nghị Ban soạn thảo cần áp dụng cơ chế giá công bằng, đất đổi đất, nhà đổi nhà, người dân không phải bỏ thêm tiền; nhà nước phải hỗ trợ thêm kinh phí để người dân ổn định cuộc sống ở nơi ở mới; cần nâng mức bồi thường cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp và phải đào tạo nghề cho nông dân để chuyển đổi nghề nghiệp; xây dựng cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất và cơ chế tự thỏa thuận về giá đất bồi thường giữa người dân và DN.

Nhân dân đều có mong muốn sở hữu về đất ở
Về sở hữu đất đai, còn có một ý kiến khác đáng chú ý. Ông Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), cho rằng ông đồng tình với quy định trong dự thảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, khi tiếp xúc cử tri, hầu hết nhân dân đều muốn có quyền sở hữu về đất ở. Ông nói: “Trong báo cáo tổng hợp ý kiến thì nói rằng đa số nhân dân đồng tình, tuy nhiên theo tôi thì không phải như thế. Viết như thế là hơi chủ quan vì nhân dân đều có mong muốn sở hữu về đất ở”.

Vì vậy, ông Thuyền cho rằng, nếu cần thiết thì trưng cầu dân ý, xem nhân dân có đồng thuận về vấn đề này không. Vì ta nói đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì nhân dân có toàn quyền quyết định về vấn đề này.
Về thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội, ông Thuyền cho rằng cần có sự cân nhắc vì thời gian qua đã có rất nhiều ý kiến việc thu hồi đất cho đối tượng này đã gây rất nhiều thiệt thòi cho người dân và tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển. Ông nhận định: “Chúng ta nói dự án phát triển kinh tế xã hội nhưng thực ra là người dân rất thiệt. Ở đây là có một nhóm lợi ích được hưởng”.

Đó chỉ là hai ý kiến tượng trưng cho những “rắc rối” về pháp lý còn lơ mơ, về nạn tham nhũng ngày càng tinh vi, xảo trá làm nên những nỗi lo “thắt họng” của hầu hết nông dân VN hiện nay. Nhưng có quá nhiều vấn đề phức tạp nên QH VN cũng chưa thể tổng kết để hình thành bộ luật mới.

Và luật mới có gì khác? Đến cuối năm mới thấy được hy vọng nào hé mở. Vì dự thảo luật Đất đai sửa đổi nếu QH chưa thông qua tại kỳ họp này thì đưa vào chương trình để thông qua cũng vào cuối năm nay. Hãy chờ nhé bà con nông dân!

Văn Quang

----------o0o-----------